Friday, July 11, 2014

Phẩu thuật nội soi chữa thoát vị đĩa đệm

Kể từ ca nội soi lấy đĩa đệm cột sống đầu tiên để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống đến nay, khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện Việt Đức đã phẫu thuật cho hơn 30 người bệnh. Danh sách bệnh nhân chờ mổ đã được sắp lịch đến đầu tháng 12 năm 2008

Một ca nội soi chữa thoat vi dia dem cột sống được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức

Ông Nguyễn Văn Thạch, phó giám đốc bệnh viện Việt Đức, trưởng khoa phẫu thuật cột sống cho biết, sau thành công của ca đầu tiên (bệnh nhân Đinh Văn H., 40 tuổi, ở Lý Nhân, Hà Nam), trung bình mỗi ngày khoa phẫu thuật cột sống mổ nội soi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cho hai bệnh nhân, riêng ngày thứ bảy mổ bốn ca.

Do hiện nay kỹ thuật này mới được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) nên những bệnh nhân ở xa như Kiên Giang, An Giang, TP.HCM, Bình Thuận… ra đến đây được ưu tiên phẫu thuật trước.

Theo bác sĩ Thạch, khi nội soi lấy nhân đĩa đệm cột sống đã thoái hoá, bác sĩ sẽ gây tê một khoảng nông ở ngoài da (không gây tê bên trong vì liên quan đến thần kinh), không để bệnh nhân mất cảm giác. Sau khi định vị vị trí, bác sĩ sẽ đưa ống soi vào. Trong khi mổ, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, bác sĩ sẽ hỏi chuyện bệnh nhân, dò thiết bị đến khi bệnh nhân có cảm giác đau thì dừng lại. Thời gian nội soi một ca khoảng một tiếng rưỡi. Nếu bệnh nhân thể trạng gầy thì ca mổ có thể tiến hành nhanh hơn. Ngược lại, những bệnh nhân béo phì, ca mổ có thể kéo dài hơn. Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân không bị chảy máu, vết mổ nhỏ (chỉ bằng khoảng đốt ngón tay út), mau lành, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày hoặc sau một ngày. Thiết bị nội soi sẽ đi ngoài đĩa đệm, chỉ lấy phần nhân thoát vị, không lấy cả đĩa đệm, không lấy phần xơ, do vậy cột sống còn vững, khả năng tái phát ít. Trong khi nếu mổ mở, ngoài lấy nhân đĩa đệm còn phải lấy hết vùng xung quanh khiến cột sống kém vững, ngoài ra còn có thể phá huỷ xương, phần mềm, bệnh nhân dễ bị tái phát. Chi phí cho một ca nội soi lấy đĩa đệm cột sống là 18 triệu đồng (bảo hiểm chưa chi trả). Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân bị thoat vi dia dem bên (phải hoặc trái), tức bệnh nhân bị thoát vị dẫn đến đau, hoặc liệt một chân; không áp dụng cho trường hợp thoát vị nhiều tầng, cột sống đã mất vững.

Hiện nay, trên thế giới, nhiều quốc gia đã áp dụng phương pháp này, trong đó có Mỹ và Đức. Ở châu Á, Việt Nam là nước đầu tiên triển khai sau khi học tập từ các chuyên gia Mỹ và Đức. Theo bác sĩ Thạch, khi bị thoat vi dia dem , không
Phẩu thuật nội soi chữa thoát vị đĩa đệm
phải trường hợp nào cũng cần mổ. Nhìn chung, nếu bị ở giai đoạn 1, tức lúc bệnh còn nhẹ, bệnh nhân thường được chữa bằng phục hồi chức năng và nội khoa; nếu ở giai đoạn 2, bệnh nhân có thể được nội soi bằng sóng cao tần (radio); nếu bệnh ở giai đoạn 3 và 4, khi đã vỡ bao xơ, nội khoa, tập luyện đều không có tác dụng, nếu cố tình tập luyện kéo dãn sẽ lỏng cột sống. Lúc này, kể cả nội soi bằng sóng cao tần cũng sẽ thất bại, cần mổ mở hoặc nội soi lấy phần thoát vị (nếu thoát vị bên).

Thống kê cho thấy, lứa tuổi trung niên bị benh thoat vi dia dem nhiều nhất. Gần đây đối tượng bệnh thoát vị đĩa đệm đang bị trẻ hoá (trường hợp trẻ nhất được ghi nhận tại bệnh viện Việt Đức là 16 tuổi). Ngoài nguyên nhân bệnh lý (một trong những nguyên nhân bệnh lý là viêm dị ứng), chấn thương, mang vác nặng quá sức đột ngột, thường xuyên là những tác nhân gây bệnh.

Khi có triệu chứng đau lưng, đau lan xuống một hoặc hai chân, tê chân, mỏi, cơn đau ngày càng tăng không rõ lý do…, người bệnh nên nghĩ đến thoat vi dia dem và nhanh chóng đi khám để được điều trị dự phòng. Trong quá trình điều trị, cần tuân theo phác đồ của bác sĩ. Nếu do mang vác nặng thì cần hoạt động nhẹ nhàng.

Tham khảo : benh xuong khop

1 comment:

  1. Kể từ ca nội soi lấy đĩa đệm cột sống đầu tiên để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống đến nay, khoa phẫu thuật cột sống bệnh viện Việt Đức đã phẫu thuật cho hơn 30 người bệnh. Danh sách bệnh nhân chờ mổ đã được sắp lịch đến đầu tháng 12 năm 2008

    ReplyDelete