Sunday, July 13, 2014

Cách phòng bệnh thoái hoá khớp vai bằng cách chườm ngải cứu

Hoạt động thể lực mạnh dễ bị thoái hóa khớp vai

thoai hoa khop vai

Chứng bệnh thoái hóa khớp vai thường gặp ở người hoạt động thể lực mạnh và có tư thế, động tác gây sai cơ như người thường chơi tenis, đẩy kéo các vật nặng, công nhân, nông dân lao động nặng với các nghề quai búa, cuốc đất, quét dọn... Người bệnh lúc đầu thấy triệu chứng mỏi khắp vùng vai dần đến đau các khớp vai, lan tỏa thẳng lên vai, cổ hoặc chạy xuống khuỷu tay gây đau dữ dội, không hoạt động được, hạn chế nhiều trong lao động và sinh hoạt.

Đối tượng thứ hai cũng hay gặp chứng bệnh thoái hóa khớp vai là những người thường xuyên nằm ngủ không đúng tư thế, đè nén lên khớp vai, lâu dần các dây thần kinh bị chèn ép, tắc mạch máu và dẫn đến đau, nhức...

Chườm nóng - biện pháp cơ bản

Khi có dấu hiệu khớp vai bị tổn thương, bạn bị đau, nhức không vận động được thì điều trước tiên người bệnh cần làm là chườm nóng. Nếu bạn có đèn hồng ngoại hoặc máy massage hồng ngoại thì chỉ cần day chúng lên vùng vai bị đau nhức nhiều ngày sẽ cho kết quả.

Nếu không có đèn thì có thể dùng cách chườm của Đông y như sau: Ngải cứu thái nhỏ trộn với giấm ăn, không cho muối, xào nóng nhẹ rồi cho vào miếng vải bọc đắp lên chỗ đau. Sau đó bạn dùng tay hoặc túi chườm nóng bằng điện, hay chiếc bàn là đã được làm nóng (rút điện ra) đặt lên bọc ngải cứu đó day nhiều lần sẽ giảm đau nhanh.

Vận động - phương pháp bền vững

Để phòng và điều trị lâu dài tình trạng bệnh thoái hóa khớp vai thì người bệnh nên hằng ngày tập các bài dưới đây:

Bài 1 - xoay khớp vai: Dồn lực vào quanh vai xoay trước, sau khoảng 30 lần.


Bài 2 - vận động đổi chiều: Đưa 2 tay về trước ngực, rồi đưa khuỷu tay ra phía lưng, lại đưa về ngực. Làm như vậy 30 lần.


Bài 3 - kéo đẩy: Đặt một tay vào bàn hoặc ghế, những vật nặng để tạo sức kép đẩy, rồi dùng lực như kéo, đẩy một vật gì nặng, làm 30 lần và đổi tay.


Bài 4 - rung lắc: Tay vịn vào thành ghế, lắc vai theo chiều trước ra sau, sau ra trước, trên xuống dưới và dưới lên trên. Động tác này làm 30 lần.


Bài 5 - thư giãn: Trong lúc ngồi nghỉ ngơi thì cho 2 tay đan chéo nhau đặt lên đầu để máu ở vùng tay về tim dễ dàng, giúp lưu thông khí huyết, khỏi chứng tê tay, nhức tay.

Tổn thương khớp khuỷu tay


Trong các chi trên, ngoài khớp vai ra thì khớp khuỷu tay cũng hay gặp tổn thương mà khó điều trị. Nguyên nhân chủ yếu là do sai tư thế hoăc sang chấn, vô tình đập khuỷu tay vào tường hoặc vật cứng dẫn đến đau vùng khuỷu tay, khó vận động. Lúc đầu, nếu va chạm, sang chấn gây chấn thương, phù nề thì tuyệt đối không được chườm nóng mà nên chườm lạnh, sau khi hết sưng, vẫn còn đau thì áp dụng các biện pháp chườm nóng như trên và tập một số động tác sau:

Bài 1: Gấp tay vào, duỗi ra, vận động khớp khuỷu tay theo các chiều trước, sau, trên, dưới.


Bài 2: Vận động kéo đẩy, rung lắc như trên.

Để phòng tránh thoai hoa khop vai, khớp khuỷu tay. Mọi người cần tránh lao động nặng, mang vác và ngồi, đứng sai tư thế, nên bổ sung cái loại sụn tự nhiên đặc chế từ con nghêu (hến), kết hợp với vitamin B như B1, B6, B12 và D3 thì rất có hiệu dụng.

0 comments:

Post a Comment