Monday, July 28, 2014

Thờ ơ với bệnh xương khớp sẽ phải trả giá đắt

Bệnh tật của hệ thống xương khớp xảy ra ngày càng tăng ở khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là một trong những nguyên nhân nhiều nước trên thế giới ủng hộ sự ra đời của tổ chức Thập niên xương khớp BJD 2001–2010. Sự quan tâm đến vấn đề benh xuong khop không những chỉ của giới chuyên môn y khoa, người bệnh mà còn nhận được nhiều sự ủng hộ nhiệt tình của các chính khách nổi tiếng toàn cầu.
Thờ ơ với bệnh xương khớp sẽ phải trả giá đắt
Năm loại bệnh cần quan tâm

Chấn thương và bệnh tật chỉnh hình là hai phần bệnh lý lớn của hệ xương khớp, bao gồm xương, khớp, dây chằng, gân, cơ, sụn khớp và xương sống… Có năm loại tật bệnh đã được tổ chức BJD khuyến cáo cần phải quan tâm:

Bệnh lý khớp: nổi bật là benh viem da khop dang thap , thoai hoa khop và hàng trăm loại viêm hệ xương khớp khác đang ảnh hưởng vài trăm triệu người trên thế giới. Con số này tăng nhanh và ước lượng tăng gấp đôi sau độ tuổi 50 vào năm 2020. Thoái hoá khớp ảnh hưởng 135 triệu người trên thế giới, là bệnh tật thường thấy hàng thứ tư ở phụ nữ và hàng thứ tám ở nam giới. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng trên 20 triệu người trên khắp thế giới.

Loãng xương: loãng xương là vấn đề toàn cầu, gây ra biến chứng gãy xương. Loãng xương ảnh hưởng trên phụ nữ sau 50 tuổi còn nhiều hơn ung thư vú và trên đàn ông sau 50 tuổi còn nhiều hơn ung thư tiền liệt tuyến. Gãy xương do loãng xương đã tăng gấp đôi trong thập niên qua. Gãy cổ xương đùi là một loại gãy thường thấy nhất, gây thương tật và sự lệ thuộc chăm sóc ở 50% người già bị gãy xương. Tuy nhiên loại gãy này lại có thể phòng ngừa được trong các biến chứng gãy xương. Tần suất gãy cổ xương đùi sẽ tăng gấp đôi ở châu Á và châu Mỹ La tinh trong thập niên tới đây.

Đau thắt lưng và các vấn đề cột sống: khoảng 80% nhân loại bị đau thắt lưng trong đời sống con người. Ngoài ra, khoảng 50% người trong hạng tuổi lao động từng có kinh nghiệm đau thắt lưng đến không làm việc nổi, ít nhất một lần mỗi năm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến công nhân nghỉ lao động và là lý do thứ hai người ta đi khám bác sĩ, chỉ đứng sau cảm cúm.

Bệnh tật cơ xương khớp trẻ em: một chấn thương khớp gối lúc còn nhỏ có thể làm cho nguy cơ bị thoái hoá khớp gối khi đứng tuổi tăng lên gấp năm lần; và tổn thương khớp háng lúc còn nhỏ sẽ làm tăng rủi ro bị thoái hoá khớp háng lên gấp ba lần khi lớn.

Chấn thương do tai nạn giao thông: Mỗi 30 giây, thế giới có một vài người chết do tai nạn giao thông. Mỗi năm có 23 – 34 triệu người bị tai nạn loại này. Ở các nước đang phát triển, 25% kinh phí y tế sẽ phải dành cho chăm sóc nạn nhân do tai nạn giao thông vào năm 2010. Đây là nguyên nhân hàng đầu của tử vong ở hạng tuổi dưới 45 và chiếm khoảng 75% số tử vong chính là nam giới. Những nguyên nhân hầu hết đều có thể phòng tránh được như lái xe khi đã uống rượu, phóng nhanh vượt ẩu, thiếu biện pháp an toàn khi đi xe gắn máy…

Tự hại mình và làm khổ cộng đồng


Nếu đa số các chấn thương xảy ra trong hạng tuổi lao động dưới 50 tuổi thì 50% bệnh lý chỉnh hình lại xảy ra ở hạng tuổi trên 50 tuổi, nhất là khi tuổi thọ tăng cao. Hai dạng bệnh lý này ảnh hưởng hằng trăm triệu người trên toàn thế giới, với kinh phí điều trị lên đến hàng vài chục tỉ đôla Mỹ hằng năm. Đây là một gánh nặng ảnh hưởng lớn lên nhiều nước, đặc biệt các nước còn nghèo khó. Người dân ở xứ nghèo thường cam chịu đau khổ, tật nguyền kéo dài vì bản thân và gia đình không kham nổi sự chi trả cho các dịch vụ điều trị; hay phúc lợi xã hội thấp so với yêu cầu ngân sách y tế quá lớn. Để cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân, xã hội cần quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục, thông tin, huấn luyện chuyên gia y tế hay người dân về ý thức phòng, trị. Ngoài ra còn cần sự nghiên cứu mang tính toàn diện trên nhiều phương diện khác như các giải pháp phòng tránh tai nạn giao thông, đẩy mạnh quản lý và huấn luyện chuyên môn…

Ở Việt Nam, tai nạn chấn thương đang là một bài toán lớn nan giải. Xe gắn máy quá nhiều, con số xe hơi riêng bắt đầu gia tăng. Đường sá nhỏ hẹp, chất lượng không đồng đều và yêu cầu gia tăng diện tích đường để giải quyết ùn tắc giao thông trước mắt rất khó thực hiện. Bên cạnh đó tâm lý phóng nhanh, vượt ẩu bất chấp luật lệ (nhất là trong giới trẻ và ở những người lái xe uống bia rượu say xỉn, vừa lái xe vừa gọi điện thoại di động…) đã gây nhiều tai nạn nghiêm trọng, chết người. Chỉ riêng ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, số bệnh nhân bị chấn thương đến điều trị mỗi đêm khoảng 150 người, trong đó phải nhập viện khoảng 40 – 50 người, số phải giải quyết phẫu thuật cấp cứu khoảng 30 – 40 người. Công việc khám và điều trị bệnh nhân hằng ngày khá vất vả cho đội ngũ khoảng 140 bác sĩ và hơn bốn trăm điều dưỡng và hộ lý. Xã hội làm sao có thể trách được một bác sĩ ngoại chẩn trẻ khám chỉ vài phút một bệnh nhân khi mà mỗi ngày họ phải khám cho khoảng 60 – 80 người trong một môi trường chật hẹp và cơ sở hạ tầng trang bị rất kém? Áp lực như thế thì sơ sót là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta cấm uống rượu, cấm sử dụng điện thoại cầm tay khi lái xe, cấm phóng nhanh vượt ẩu là những điều bắt buộc nhưng phải kèm theo sự kiểm tra nghiêm ngặt. Bên cạnh đó giáo dục công dân ý thức tôn trọng luật lệ từ nhỏ cũng sẽ quyết định số tai nạn do lưu thông hằng năm. Và đây cũng chính là điều mà tổ chức Thập niên xương khớp BJD 2001 – 2010 khuyến cáo.

>> Tìm hiểu về benh viem da khop dang thap
PGS.TS.BS Võ Văn Thành (Theo Sài Gòn Tiếp thị)

Friday, July 25, 2014

Lựa chọn môn thể thao phù hợp với người bị bệnh thoái hoá khớp gối

bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị mòn lớp sụn bề mặt khớp, tổn thương lớp xương dưới sụn. Đây là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi.

Khớp gối là khớp rất quan trọng vì đây là khớp vận động nhiều nhất và chịu sức nặng của toàn cơ thể vì thế khớp gối cũng dễ bị thoái hóa. Người bị bệnh này thường thấy đau vùng khớp gối, cảm thấy khớp bị cứng lúc vừa ngủ dậy, nghe tiếng kêu trong khớp khi co duỗi gối.

Trường hợp nặng khớp bị biến dạng, vẹo. Trên phim X - quang thấy khớp gối có nhiều gai xương và hẹp khe khớp. thoái hóa khớp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh .

Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, cảm giác sưng khớp khó chịu. Với các trường hợp nặng việc co duỗi gối sẽ khó khăn, người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hỗ trợ gây cản trở các sinh hoạt thường ngày.

Người bị benh thoai hoa khop gối có thể uống thuốc hằng ngày, hoặc bổ sung các thuốc trực tiếp vào khớp để giúp cho khớp giảm ma sát khi vận động, tái tạo lại lớp sụn bề mặt bị tổn thương.

Với trường hợp nặng, bệnh nhân bị benh thoai hoa khop gối sẽ phải phẫu thuật cắt lọc mô viêm, lấy bỏ sạn khớp. Nặng hơn, bệnh nhân có khả năng phải thay khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng.

Việc hiểu đúng bệnh rất quan trọng giúp người bị thoái hóa khớp lựa chọn môn thể thao thích hợp để tham gia.

Khi bị bệnh thoái hóa khớp gối, người bệnh không nên đi bộ nhiều vì sẽ làm cho khớp gối bị thoái hóa nhanh hơn. Khi đi bộ, khớp gối chịu lực ma sát lớn nên càng dẫn tới lớp sụn bề mặt bị mòn nhanh.

Mặt khác, với người già thường bị bệnh tim mạch nên không thể chơi những môn thể thao đòi hỏi nhiều sức khỏe như quần vợt, bóng đá...

Do đó, để tăng cường sức khỏe, người bệnh nên chuyển sang các môn thể thao như: tập dưỡng sinh, đi xe đạp, bơi lội. Đây là những môn thể thao an toàn cho những bệnh nhân bị thoai hoa khop vì giúp rèn xương khớp dẻo dai mà còn tốt cho cả hệ tuần hoàn, hô hấp.

Thursday, July 24, 2014

Đầu bếp Cẩm Vân miễn nhiễm với bệnh xương khớp

Ở tuổi gần 60, lịch làm việc của chị vẫn dày đặc: viết sách, ghi hình, các chuyến công tác nước ngoài... Chị vẫn tự lái xe hơi và đứng bếp mỗi ngày, nhưng thời gian chưa bao giờ là thách thức với chị.
Đầu bếp Cẩm Vân miễn nhiễm với bệnh xương khớp
Đói ăn rau...

Ấn tượng đầu tiên khi gặp người đầu bếp nổi tiếng này, có lẽ là sự đối lập của mái tóc trắng như bông với làn da còn căng mịn, hồng hào khó thấy ở những người vào độ tuổi của chị. Bằng sự duyên dáng của một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, câu chuyện tìm hiểu bí quyết giữ gìn sức khỏe, được chị dẫn dắt đến thói quen ăn uống. Dường như với chị, mọi câu chuyện đều có thể dẫn đến đề tài bếp núc.

Sẽ có người ngạc nhiên khi biết rằng một người chuyên nấu và sáng tạo những món ăn ngon như chị, lại là một người ăn uống rất đạm bạc. Với chị, món yêu thích nhất là đậu hũ chiên và từ nhiều năm nay, chị đã ăn chay trường như một cách giữ gìn sức khỏe. Chị có thể ăn hết ½ kg rau dấp cá trong một bữa ăn, và gọi đùa đó là bí quyết giữ gìn sự tươi nhuận cho làn da của mình.

Đau uống thuốc...


Khi được hỏi, vì sao chị lại quyết định đi học lái xe hơi khi đã ngoài 50 - độ tuổi nhiều người đang bị những benh xuong khop làm khó? Chị không ngại ngần trả lời “Tôi thấy mình vẫn còn đủ sức khỏe, tự lái xe sẽ tiện cho việc đi lại hơn, không phiền đến con cái. Đến nay thì tôi đã có kinh nghiệm cầm lái được mấy năm rồi”.

Nhìn hình ảnh người phụ nữ mái tóc bạc phơ ngồi sau vô lăng tràn đầy sức sống, ít ai biết được rằng chị cũng đã trải qua những tháng ngày cực nhọc, khi vừa đi dạy vừa phải làm thêm đủ thứ nghề từ làm bánh, nấu cỗ... để lo cho gia đình. Những vất vả ngày ấy, cùng với việc đứng bếp thường xuyên đã để lại dấu ấn trên hệ xương khớp của chị với những cơn nhức mỏi, đau cổ, đau vai gáy...

Vận dụng kinh nghiệm dân gian “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, chị tận dụng nguồn thực phẩm có lợi cho xương khớp như: các loại đậu, đỗ, rau dền, mồng tơi...vào trong bữa ăn hàng ngày. Chị tìm đến các loại thuốc tây, bệnh cũng có thuyên giảm một thời gian, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Có người khuyên chị dùng rượu rắn để chữa bệnh, nhưng vì không uống được rượu chị đành chịu. Cho đến khi sử dụng Bách Xà - sản phẩm viên uống khai thác công dụng quý của cao rắn hổ mang, chị mới tin rằng mình đã “miễn nhiễm” với benh xuong khop .

Trong các chuyến công tác vào Nam, ra Bắc và cả ở Ấn Độ xa xôi, chị đã từng nghe kể nhiều câu chuyện về rắn hổ mang - vốn được mệnh danh là vua của loài rắn. Bên cạnh là loài cực độc, rắn hổ mang còn có một công dụng tuyệt vời trong điều trị benh xuong khop . Theo y học hiện đại, cao rắn hổ mang chứa nhiều acid amin, saponozit, protit và dinh dưỡng thiết yếu giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp. Theo y học cố truyền, cao rắn hổ mang có tính ấm, là vị thuốc bổ mạnh gân cốt, trục phong hàn, có công dụng chữa những bệnh viêm khớp, thấp khớp, thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại. Khi sử dụng Bách Xà, chị mới có dịp kiểm nghiệm hiệu quả của phương thuốc cổ truyền này.

Tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe của mình, ở độ tuổi nhiều người đang đánh vật với bệnh tật, chị Cẩm Vân vẫn đủ sức khỏe để thoăn thoắt trong bếp, linh hoạt duyên dáng trong những chương trình truyền hình và miệt mài với công việc viết sách hướng dẫn nấu những món ăn ngon.

>> Đọc thêm về bệnh : benh viem da khop dang thap

Theo afamily.vn

Wednesday, July 23, 2014

Bẻ khớp tay không tốt cho sức khỏe?

Khi bẻ khớp làm gân, dây chằng giãn ra hết mức và gây tổn thương cấp tính như bong gân, trật khớp, thậm chí giãn hoặc rách dây chằng.
Bẻ khớp tay không tốt cho sức khỏe?
Hỏi: Bẻ khớp tay, chân, đầu... không tốt cho sức khỏe, vì dễ khiến khớp bị tổn thương, thoái hóa.

BS Hồ Phạm Thục Lan – Trưởng khoa cơ xương khớp, BV Nhân Dân 115 trả lời:

Những thao tác vặn khớp tay, vai, lưng, cổ… sẽ giúp tinh thần sảng khoái, lấy lại tập trung sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ như khớp phì đại, giảm sức cầm nắm (bàn tay), tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Vì mỗi khớp chỉ chịu được một lực nhất định. Nắn, bẻ khớp làm khớp hoạt động nhiều, gây lực ép lớn lên khớp khiến khớp bị tổn thương.

Điểm nối giữa hai khớp có dây chằng, chất hoạt dịch lỏng, gân… Khi bẻ vặn khớp làm gân, dây chằng giãn ra hết mức và gây tổn thương cấp tính như bong gân, trật khớp, thậm chí giãn hoặc rách dây chằng.

Ngoài ra, sụn khớp là thành phần trắng, giòn, làm lớp đệm giữa hai đầu xương, giúp giảm lực ma sát khi chúng trượt lên nhau, giúp con người có thể đi lại, vận động, sinh hoạt dễ dàng. Trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoai hoa khop .

Chưa kể, do sụn bị bào mòn và không có khả năng hồi phục, gai xương sẽ mọc ra tấn công vào mô gây đau nhức khớp. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoai hoa khop diễn ra nhanh hơn.

Để giảm cảm giác mệt mỏi, bạn có thể tập các động tác tay nhẹ nhàng thay vì bẻ khớp. Nếu phải làm việc văn phòng, không nên ngồi quá lâu một chỗ, cách 30 phút nên đi lại cử động một lần.

>> Tìm hiểu thêm về: viem da khop dang thap

Theo afamily.vn

Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm là một bộ phận nằm ở giữa liên đốt sống cấu tạo là những bao sơ dày chắc bao bọc một lớp nhầy bên trong có chức năng co dãn, chống sóc để cột sống hoạt động dễ dàng. Khi các bao sơ này bị rách các lớp nhân nhầy thoát ra ngoài đó là thoat vi dia dem .
Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân gây thoat vi dia dem

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoat vi dia dem cột sống.

Nguyên nhân đầu tiên gây thoat vi dia dem là các chấn thương cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
Nhiều thói quen sinh hoạt lao động hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.

Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.

Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.

Bệnh thường gặp với những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
benh thoat vi dia dem cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoat vi dia dem .

Ảnh hưởng của thoat vi dia dem

thoat vi dia dem có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ.

Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.

Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.

Lao động và làm việc khó khăn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.

benh thoat vi dia dem ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện.

Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.

Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.

Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

Sưu tầm

Monday, July 21, 2014

Một số mẹo giúp thư giãn đốt sống cổ cho dân văn phòng

Đặc điểm chung của dân văn phòng là phải ngồi làm việc trong thời gian dài, ít vận động và làm việc nhiều với máy tính. Với tính chất công việc như vậy, dân văn phòng phải đối diện với các nguy cơ bị mỏi cổ, mỏi lưng, vai …. dễ mắc các bệnh về khớp. Dưới đây là một số mẹo giúp thư giãn đốt sống cổ cho dân văn phòng, mời bạn đọc cùng quan tâm theo dõi.
Một số mẹo giúp thư giãn đốt sống cổ cho dân văn phòng

>> Tin tức khác: - benh viem xuong khop

1. Chuyển động từ trái sang phải

Tư thế hai chân đứng rộng bằng vai, thả lỏng hết cỡ các cơ ở cổ, 2 mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên, dùng tay mát xa phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới. Sau đó từ từ chuyển động phần đầu sang trái, thở ra, mắt nhìn sang trái. Sau đó quay về vị trí ban đầu, hít vào. Rồi tiếp tục chuyển động sang phải, mắt nhìn sang phải, trở về vị trí ban đấu, hít vào. Lặp lại động tác này sẽ giúp thư giãn vùng đốt sống cổ, giúp cơ thể thoải mái hơn.

2. Nhún vai lên xuống


Chúng ta cần để hai cánh tay thả tự do, nhún vai theo chiều lên xuống, kết hợp với hít thở sâu, có thể ngồi hoặc đứng khi thực hiện động tác đều được.

3. Cúi về phía trước, ngửa ra sau

Bạn cần để hai chân dang rộng bằng vai, thả lỏng hết cỡ cá cơ ở cổ, hai mắt nhìn thẳng, hít thở tự nhiên. Dùng tay mát xa phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới. Sau đó từ từ cúi đầu về phía trước, cố gắng để phần cằm có thể chạm vào ngực, rồi từ từ ngửa ra sau, mắt nhìn về phía sau. Kết hợp với hít thở sâu trong suốt quá trình.

Còn nhiều động tác khác khiến cho chúng ta thoải mái hơn khi làm việc trong văn phòng, các chuyên gia cũng khuyên rằng, dân văn phòng nên thực hiện các động tác trên ít nhất 5 phút mỗi lần, cứ cách 1 tiếng/lần. Sau khi thực hiện các động tác trên, tốt nhất nên đi lại một chút, hoặc làm các động tác đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng để có thể bổ trợ cho sức khoẻ toàn cơ thể.

>> Tìm hiểu thêm về - thoat vi dia dem

Omron-yte.com.vn (Tổng hợp)

Sunday, July 20, 2014

Phương pháp điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm thắt lưng

thoat vi dia dem thắt lưng là một căn bệnh khá phổ biến với các triệu chứng điển hình như đau thần kinh liên sườn, đau lưng, đau tê chân đùi, tê bì tay chân... thoát vị đĩa đệm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời. Phương pháp nội khoa được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn điều trị ban đầu của căn bệnh này. Phương pháp này chủ yếu cho bệnh nhân dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng cho người bệnh. Dưới đây là những thông tin chung về phương pháp nội khoa điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

 PHƯƠNG PHÁP NỘI KHOA CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG

PHƯƠNG PHÁP NỘI KHOA CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM THẮT LƯNG

Hậu quả của thoat vi dia dem:

benh thoat vi dia dem có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thứ nhất, bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.

Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.

Phương pháp điều trị nội khoa bệnh thoát vị đĩa đệm :

- Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường 1-2 tuần.
- Điều trị vật lý: tia hồng ngoại, bó paraphin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu.
- Dùng dòng điện: sóng ngắn, điện xung, điện phân.
- Châm cứu giảm đau, tia lase
- Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B. Phong bế tại chỗ bằng novocain.

Phương pháp nắn chỉnh cột sống: kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Người thầy thuốc chỉ dùng tay để chữa bệnh.

Thể dục điều trị thoát vị đĩa đệm: sau thời gian cấp tính, cần tiến hành thể dục điều trị, nhằm cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến dạng cột sống, chống teo cơ

>> Tin khác :

Bị viêm đa khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến tim không?

Hỏi:
Cháu năm nay 22 tuổi, cháu bị benh viem da khop dang thap gần 3 năm nay. Vừa rồi cháu có đến bệnh viện khám thì phiếu xét nghiệm của cháu ghi là aslo dương tính, tốc độ máu lắng cao. Cho cháu hỏi kết quả như vậy thì bệnh của cháu có nặng không ạ, có ảnh hưởng tới tim không bác. Và hướng điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp này như thế nào bác.
Cháu cảm ơn .
Bị viêm đa khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến tim không?

Trả lời:

Chào bạn !

Có tới hàng trăm bệnh liên quan tới thấp khớp học nhưng chỉ có 4 bệnh về khớp có thể làm biến đổi ở các van tim là:

Thấp khớp cấp hay kèm với viêm nội tâm mạc của thấp tim cấp gây biến đổi van tim (thường gây hẹp van 2 lá hoặc hở van 2 lá).

benh viem da khop dang thap - một bệnh đứng đầu về mức độ thường gặp trong các benh xuong khop nhưng rất hiếm kèm biến đổi van tim. Nếu có là hở van 2 lá ở thời kỳ cấp tính, có thể viêm màng ngoài tim.

Bệnh viêm cột sống dính khớp cũng hiếm kèm biến đổi ở van tim, cụ thể gây hở van 2 lá hoặc hở van động mạch chủ do vòng lỗ van bị giãn rộng ra.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (là 1 trong số 21 bệnh nội khoa có biểu hiện khớp) thường bị đỏ mũi và ban đỏ hình cánh bướm quanh mũi cũng có thể gây hở van 2 lá song rất hiếm.

Vậy thực tế chỉ có một bệnh thấp khớp là phải được đặc biệt quan tâm về mặt nguy cơ bệnh van tim kèm theo là thấp khớp cấp. Vấn đề là làm sao phân định được thấp khớp cấp với các loại thấp khớp khác và xóa bỏ hẳn mặc cảm là cứ đau khớp nào cũng tưởng là biến chứng tim và hoảng hốt lo sợ. Trường hợp đau sưng khớp của bác có khả năng là viêm khớp dạng thấp. Để phân định bệnh viêm đa khớp dạng thấp với thấp khớp cấp bằng cách: thấp khớp cấp thường khởi đầu từ 3 - 20 tuổi thì viêm đa khớp dạng thấp thường bị ở tuổi 20 - 50. Đặc điểm của thấp khớp cấp khởi đầu bị các khớp gối rồi đến mắt cá, còn viêm khớp dạng thấp khởi đầu bị co cứng các đốt ngón tay nhất là khi sáng ngủ dậy và giảm dần trong ngày. viem da khop dang thap là bệnh mạn tính mà cứ tiến triển mãi với nhiều đợt dưỡng bệnh. Tuy nhiên, biến chứng của nó là cứng khớp do đó có thể dẫn đến hạn chế đi lại. Vậy bạn nên đi khám và điều trị ở chuyên khoa bệnh xương khớp để có hướng điều trị cụ thể, không nên hoang mang lo sợ.

Thời tiết lạnh làm bệnh thoái hoá khớp thêm trầm trọng

thoai hoa khop là hiện tượng già hóa của sụn khớp cũng giống như các bộ phận khác trong cơ thể, tăng dần theo thời gian. Đặc biệt, thời tiết lạnh là một trong những điều kiện thuận lợi để bệnh thoái hóa khớp tái phát và tiến triển nặng hơn với một số biểu hiện như đau nhức, cứng khớp, gây hạn chế vận động của người bệnh .


benh thoai hoa khop
benh thoai hoa khop là một trong những bệnh xương khớp mạn tính, thường gặp ở người trên 40 tuổi.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh thoái hóa khớp là đau âm ỉ tại vị trí thoái hóa; cứng khớp vào buổi sáng và có thể nghe thấy tiếng “lục cục” hoặc “lạo xạo” trong khớp khi vận động. Đáng lưu ý là khi trời càng lạnh thì người bệnh thoái hóa khớp càng dễ bị đau và cứng khớp hơn.


Theo các chuyên gia y tế, thời tiết lạnh khiến độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên, khớp hoạt động khó khăn, từ đó, bệnh nhân thoái hóa khớp dễ bị đau nhức nhiều hơn. Ngoài ra, nếu độ ẩm tăng cao do mưa phùn thì các gân cơ có thể co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn và gây đau mỏi, cứng khớp, khó cử động. Mặt khác, trong điều kiện thời tiết lạnh, thói quen tập luyện vận động hàng ngày cũng bị giảm đi, khớp ít linh hoạt và cũng góp phần làm benh thoai hoa khop trầm trọng thêm .

Friday, July 18, 2014

Cách giảm đau lưng do thoái hoá cột sống

Đau lưng do benh thoai hoa khop cột sống là bệnh phổ biến hiện nay, có nhiều phương pháp để giảm đau như dùng thuốc, thủy châm hay vật lý trị liệu…Mỗi phương pháp có tác dụng với từng người bệnh và từng giai đoạn của bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn có thể chống lại những cơn đau lưng tái phát.

 benh dau lung

Các phương pháp giảm đau:

Có nhiều phương pháp được áp dụng hiện nay để điều trị bệnh đau lưng đó là : Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v… Tất cả những biện pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.

Nếu bị đau lưng ở nhà, bạn nên lập tức nằm nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mỏi mệt. Chỉ cần cảm thấy bớt đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải. Tránh tình trạng bệnh nhân do đau các khớp mà hạn chế vận động, dẫn đến cơ bắp ở gần các khớp bị teo dần, các khớp bị dinh lại, hoạt động rất khó khăn, có thể dẫn đến tàn phế.

Bạn có thể dùng phương pháp chườm nóng và xoa bóp, đây được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn. Vì vậy không nên dùng những loại dầu nóng để xoa bóp khi đang bị đau lưng.

Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn nên bơi lội một chút. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa bệnh đau lưng , đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất hiệu quả.

Nếu đã từng bị đau lưng do thoai hoa khop cột sống một lần thì bạn cần phải giữ gìn, tránh để bệnh tái phát một lần nữa. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng trầm trọng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là sẽ bị đau lưng buốt nhói dữ dội.

Khi bị đau lưng do thoai hoa khop cột sống bạn nên điều trị bằng thuốc Đông y vừa an toàn, lại cho hiệu quả về lâu dài. Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các chất giàu canxi để bệnh mau khỏi và giúp cột sống luôn chắc khỏe và lưu ý nhất là phải kiêng rượu, bia.

Thursday, July 17, 2014

Liệu tôi có bị viêm đa khớp dạng thấp không?


Hỏi:
Gần đây tôi thường bị đau rất nhiều khớp, mỗi khi sáng thức dậy hay bị cứng các khớp, nhất là ngón tay. Không biết tôi có bị viem da khop dang thap hay không?

Trả lời:
Chào chị!

Hiện tượng chị nêu có thể là 1 trong 2 loại bệnh.
  • 1 Là viem da khop dang thap 
  • 2 là thoái hóa khớp
Đặc trưng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng viêm màng bao khớp, do đó các khớp bị viêm phải sưng lên, có thể gặp ở bất kỳ khớp nào nhưng các khớp bàn, ngón tay, cổ tay, gối hay bị tổn thương, thường là đối xứng hai bên. Còn tình trạng cứng khớp buổi sáng của viem da khop kéo dài hơn so với tình trạng thoái hóa khớp . Khi bị đau nhiều khớp không nhất thiết phải là viem da khop dang thap mà có thể bị benh thoai hoa khop . Tuy nhiên nếu chỉ bị viêm một khớp cũng không thể loại trừ benh viem da khop dang thap .

- Xem thêm nhiều câu hỏi khác từ : benh viem xuong khop

Tìm hiểu về thoái hoá khớp và bệnh đốt sống

Cột sống cùng với các đốt xương sống phối hợp với dây chằng và các đĩa đệm để bảo vệ tủy sống và là khung đỡ của toàn bộ cơ thể của chúng ta. Dần theo thời gian, ảnh hưởng của môi trường, tư thế sinh hoạt và lao động làm cho sức nâng đỡ của cột sống bị yếu dần đi và gây ra tình trạng cột sống bị bệnh thoái hóa khớp .

Cấu tạo cột sống

 

Cột sống chính là trụ cột của cơ thể. Trên cột sống các xương hợp nhất và phối hợp với dây chằng, các đĩa đệm để bảo vệ tủy sống – cơ quan truyền thụ cảm giác trực tiếp tới não bộ của con người.

Xương cột sống bao gồm 33 đốt xương tất cả:

- Đốt sống thứ nhất (nối với hộp sọ) tới đốt sống thứ 7 chúng ta gọi là các đốt sống cổ,
- Từ đốt sống thứ 8 đến thứ 19 chúng ta gọi là đốt sống ngực
- Từ đốt sống thứ 20 đến thứ 24 chúng ta gọi là đốt sống lưng
- Từ đốt sống thứ 25 đến thứ 30 chúng ta gọi là đốt xương cùng
- Từ đốt sống thứ 30 đến thứ 33 chúng ta gọi là đốt xương cụt (xương đuôi)

Mỗi đốt sống được gép với nhau bằng một đĩa đệm nằm giữa. Đĩa đệm này có khả năng đàn hồi, biến dạng mỗi khi chúng ta vận động xương cột sống.

Bên trong đĩa đệm là tổ hợp các dây chằng và tủy sống. Tủy sống chạy xuyên suốt từ não bộ xuống đốt sống cuối cùng. Tủy sống kết hợp với hệ thần kinh điều khiển mọi hoạt động của con người. Nếu tủy sống bị chấn thương thì hệ thần kinh cũng bị tổn thương nghiêm trọng và dẫn đến 1 số bệnh bại liệt, mất cảm giác…
 
Các yếu tố làm tăng quá trình thoái hoá cột sống?

thoai hoa khop cột sống thường xuất hiện ở người có tuổi từ 35 trở lên. Tỷ lệ bị bệnh thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới.

Ở nam giới khi bị bệnh thoái hóa cột sống phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, còn đối với nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra bệnh thoái hóa cột sống thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Do điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cột sống.


- Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.


- Chế độ tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.


- Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.


- Ngồi quá nhiều hoặc thường xuyên làm việc ở một tư thế ít thay đổi.


- Béo phì khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.

Biểu hiện khi bị thoai hoa khop cột sống.

Biểu hiện rõ rệt nhất ở người bị bệnh thoái hóa cột sống là xuất hiện những cơn đau lưng liên tục , gây ra cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống… Nếu bạn gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.

Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo làm bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.

Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Thực phẩm và chế độ tập luyện

Đậu nành tốt cho thoái hóa khớp

Đậu nành là thực phẩm không nhiều canxi nhưng lại rất tốt để phòng ngừa bệnh loãng xương. Hoạt chất trong đậu nành là Genistein nó được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, bột đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn thường ngày .

Bên cạnh đó thì còn có các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Các viên bổ sung canxi hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp canxi cần lưu tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ canxi.

Ngoài chế độ ăn uống thì lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng chống thoái hóa khớp cột sống.Nếu bạn thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời vào buổi sáng là cách tốt nhất tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Vì vitamin D chính là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

Đi bộ nhẹ nhàng khi bị thoái hóa

Mặc dù vậy nhiều cảnh báo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Sự thật rằng nếu người già càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu như thế sẽ rất dễ té ngã và bị bệnh.

Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống. Tuổi càng cao, xương càng dễ bị thoái hóa vì vậy bạn cần chăm sóc tốt nhất cho xương cũng như sức khỏe của bạn từ bây giờ

Wednesday, July 16, 2014

Quá trình hình thành sự lão hóa khi đau khớp

Quá trình hình thành sự lão hóa khi đau khớp
Tình trạng xơ vữa động mạch là hiện tượng thành động mạch bị các mảng xơ vữa bám vào khiến nó bị dày lên, mất khả năng đàn hồi, đồng thời lòng động mạch bị hẹp lại hay bị tắt nghẽn, khiến máu khó lưu thông.

Khi gối đau nhẹ, nhiều người vẫn có thể chơi cầu lông, đạp xe, đi bộ… đều đặn mỗi ngày. Nhưng lâu ngày, cảm giác đau nhức tăng lên đến mức người benh xuong khop không thể đi lại được. Lúc này bệnh đã trở nặng.

Bệnh nặng vì chủ quan

Hầu hết mọi người cho rằng đau khớp là một quá trình bình thường của sự lão hóa và họ cần phải học cách sống chung với nó.

Bởi khớp liên quan đến các hoạt động hàng ngày mà chúng ta làm. Và trong các nguyên nhân đau khớp gối, chủ yếu là bệnh thoái hóa khớp , phổ biến nhất là do tuổi tác.

Nhưng trên thực tế, còn có các nguyên nhân khác gây đau khớp như sưng viêm khớp, chấn thương hay nhiễm trùng khớp mà “thủ phạm” là do viêm khớp và loại viêm phổ biến nhất là viêm khớp xương mãn tính, bệnh này ảnh hưởng đến những khớp lớn như tại khớp gối và khớp háng.

Khi khớp bị tổn thương sẽ dẫn đến đau và làm giảm/ngừng sự vận động cũng như gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày.

“Đau các khớp lâu ngày là dấu hiệu của sụn bị tổn thương và nên sớm được quan tâm. Nếu không điều trị, khớp sẽ bị biến dạng và cơn đau có thể dẫn đến giảm khả năng vận động của bệnh nhân” bác sĩ Lim Lian Arn, chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Raffles, cho biết.
benh viem da khop dang thap bệnh viêm xương khớp

Viêm khớp là một bệnh lý mà rất nhiều người già gặp phải, đây là bệnh lý có hiện tượng viêm nhiễm tại khớp xương. Bệnh nhân bị viêm khớp thường bị những cơn đau hành hạ do các cấu trúc của chất lót khoẻ mạnh trong khớp đã bị tổn thương do quá trình viêm nhiễm.

Các bệnh nhân cao tuổi thường đến gặp bác sĩ Lim Lian Arn, chuyên gia ngoại chấn thương chỉnh hình tại Trung tâm chỉnh hình Bệnh viện Raffles để được tư vấn và điều trị viem da khop dang thap liên quan đến đau khớp khi gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây:
  • Khớp bị đau và bệnh nhân thấy đau hơn khi vận động, bệnh nhân không thể đi lại xa được nếu không điều trị sau 2 đến 3 tuần.
  • Đau khớp đi kèm với sưng khớp và cứng khớp.
  • Đôi lúc, tình trạng cứng khớp và đau nhiều hơn vào buổi sáng, sau đó giảm đi khi vận động trong ngày.
  • Khớp bị biến dạng như chân vòng kiềng hay tật gối lệch vào trong.
  • Đau khớp đi kèm với sưng, đỏ và nóng.
Quản lý bệnh – cách nào?

benh viem da khop dang thap ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc uống, tiêm, nẹp bên ngoài hay vật lý trị liệu, thay đổi phong cách sống (cụ thể), giảm cân và cung cấp các chất cần thiết cho khớp. Ở những giai đoạn sau, khi có nhiều cấu trúc sụn bị phá huỷ, phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất để giảm đau và chỉnh lại các khuyết tật. Khi bệnh trở nặng, người bệnh viêm đa khớp dạng thấp không thể đi lại, thì cần phải đi khám ngay.

Ngoài ra, phẫu thuật thay khớp gối sẽ giúp khôi phục lại chức năng sinh lý của bộ phận bị ảnh hưởng khi các biện pháp trên không hiệu quả. Phẫu thuật viêm khớp bao gồm phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật thay sụn xương, cắt xương chày để chỉnh trục xương và phẫu thuật thay khớp. Người bệnh có thể tập đi lại sau 3 ngày thực hiện phẫu thuật vàxuất viện sau 1 tuần điều trị…

“Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả”. Bác sĩ Lim cho biết, “Phẫu thuật thay khớp gối ít bị biến chứng, kể cả các biến chứng hay gặp phải như huyết khối tĩnh mạch hay nhiếm khuẩn vết mổ”.

Phẫu thuật thay khớp gối sẽ thay thể bề mặt bị tổn thương của khớp bằng vật liệu nhân tạo làm bằng kim loại và nhựa. Các vật liệu nhân tạo này sẽ giúp cho khớp đạt được các cử động bình thường như trước đây. Những triệu chứng như đau nhức, biến dạng hay hạn chế vận động sẽ hoàn toàn chấm dứt, thay vào đó, bệnh nhân sẽ phục hồi được các vận động bình thường trước đây.

Những biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm benh thoai hoa khop :
  • Duy trì tập thể dục đều đặn và giữ cân nặng hợp lý
  • Mang giày dép có độ cao phù hợp
  • Hạn chế các vận động khi làm việc hoặc tập luyện kéo căng khớp quá mức
  • Duy trì tư thế làm việc, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
Đọc thêm về: bệnh viêm xương khớp

Các bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi

Khí hậu Việt Nam khá khắc nghiệt, đặc biệt đối với các tỉnh miền Bắc khi trời trở lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao từ đó cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để đối phó bằng cách làm co các mạch máu ngoại vi, cho nên sẽ giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp, vì vậy sẽ gây ra các triệu chứng như đau mỏi bệnh xương khớp , co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng. Dưới đây là các benh viem xuong khop thường gặp ở người cao tuổi:
Các bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi
1. Bệnh thấp khớp cấp

Bệnh xuất hiện sau khi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A. Những biểu hiện ban đầu như: viêm họng, sốt cao, rồi sau đó vài tuần kể từ khi bị viêm họng, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh thấp khớp cấp. Trong bệnh lý thấp khớp cấp, tình trạng viêm khớp có tính chất đột ngột, hay gặp ở các khớp như: khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân hoặc viêm một khớp đơn độc. Các khớp bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đau, có thể có dịch nhưng không bao giờ bị hóa mủ. Khớp viêm thường không đối xứng, hay di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Viêm khớp có thể tự khỏi nhưng nếu có dùng thuốc chống viêm thì chúng sẽ khỏi rất nhanh.

2. viem da khop dang thap


Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, là tình trạng viêm khớp kéo dài với các đợt sưng, nóng, đỏ, đau ở nhiều khớp, thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả 2 bên. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Khi bệnh ở vào giai đoạn muộn thường gặp ở các khớp như: vai, háng, cột sống cổ với các biểu hiện như vào buổi sáng, sau khi mới ngủ dậy, người viem da khop dang thap thấy có cảm giác đau và cứng tại các khớp bị viêm, khó vận động.

Dấu hiệu này thường gặp ở các khớp cổ tay và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như: gấp, xoay cổ tay… trong một thời gian dài các khớp mới có thể hoạt động trở lại bình thường. Sau những đợt sưng đau khớp kéo dài có thể vài tháng đến vài năm, các khớp này sẽ bị biến dạng như: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo; từ đó làm cho người bệnh rất khó khăn trong việc vận động, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.

3. Bệnh gút

Đây là một bệnh do rối loạn chuyển hóa, trong đó có tình trạng tăng acid uric máu và là đặc điểm chính của bệnh. Bệnh thường gặp ở nam giới, bệnh có mối liên quan đến chế độ ăn uống của người bệnh như: ăn quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu… Trong cơn gút cấp và điển hình, bệnh có một số đặc điểm như cơn đau thường khởi phát đột ngột vào nửa đêm với các dấu hiệu như: sưng khớp ngón chân cái, đau dữ dội có cảm giác bỏng rát, đôi khi sốt cao, da trên chỗ khớp bị tổn thương, bị hồng hoặc đỏ tím.

4. Đau vai gáy, đau thắt lưng hay thoat vi dia dem

Đây là tình trạng viêm các điểm bám tận của các gân vào đầu xương, thường gặp trong chứng bệnh đau cân cơ. Bệnh thường gặp ở những nhân viên văn phòng, đánh máy tính. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh vì khi đó các cơ thường co lại trong tư thế rút vai, rụt cổ để chống lạnh, để hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Vì tư thế này là một phản xạ tự nhiên của cơ thể cho nên nó được duy trì trong thời gian dài, từ đó làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây ra mỏi cơ. Bệnh có thể gây đau một hay hai bên bả vai, làm hạn chế các hoạt động như: cúi, ưỡn, nghiêng.

5. Co thắt các mạch máu đầu chi


Đây là một bệnh rất thường gặp, nhất là khi tiếp xúc với lạnh, khi đó đầu ngón tay, ngón chân bị trắng bệch, tê buốt do thiếu máu đầu chi, rồi sau đó chúng trở nên tím ngắt, căng tức. Đây là một bệnh hệ thống, do bất thường về hệ thống miễn dịch, có biểu hiện ở tất cả các cơ quan trong cơ thể nhưng thường thấy nhất như da dày lên, mờ hoặc mất các nếp nhăn trên mặt, khó há miệng, lắng đọng canxi ở tổ chức dưới da, giảm tiết dịch các tuyến ngoại tiết như: tuyến nước bọt, tuyến nước mắt, dịch tiêu hóa…

6. benh thoai hoa khop
Là bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi, làm lộ tổ chức xương dưới sụn, gây đau và hạn chế vận động. Khi trời lạnh, các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn làm cho các khớp trở nên cứng hơn, khó cử động hơn. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hàng ngày cũng bị giảm đi, cũng góp phần làm bệnh nặng thêm. Để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh benh thoai hoa khop nhất là ở người cao tuổi, ngoài các biện pháp bảo vệ sức khỏe chung như dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ, tuân thủ chế độ thuốc men thường xuyên của mình.

Theo giadinh

6 bài tập dành cho người bị thoái hoá khớp

Những bài tập vận động nhẹ nhàng hàng ngày, rất có ích cho người thoai hoa khop gối, tránh được biến chứng cứng khớp do bệnh đã điều trị lâu ngày mà không đạt được hiệu quả tốt .
 

bai tap danh cho nguoi bi thoai hoa khop
1. Động tác số 1
 
Nằm trên sân cứng 2 chân duỗi thẳng gập cẳng chân và đùi, gập đùi vào bụng sau đó trở về tư thế ban đầu làm 15-20 nhịp.


2. Động tác số 2

 
Nằm co 2 chân, hai bàn tay đặt lên hai gối xoay tròn theo chiều kim đồng hồ 15-20 nhịp rồi quay ngược chiều kim đồng hồ 15-20 nhịp.

3. Động tác số 3

 
Ngồi thẳng trên 1 chiếc ghế, chân để vuông góc với đùi đá chân đau về phía trước chếch với đùi 1 góc 150 độ giữ vài dây rồi trở về tư thế ban đầu.

4. Động tác số 4

Ngồi như động tác 3 để thẳng chân với mặt ghế giữ vài giây trở lại tư thế ban đầu
Lặp lại động tác 10 lần

5. Động tác số 5

Đứng thắng, lấy mũi chân làm trụ quay tròn gối theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ trong 3 phút

6. Động tác số 6

Đứng hơi cúi, hai tay đặt lên 2 gối quay 2 gối theo chiều kim đồng hồ rồi làm ngược lại trong 1 phút
Chúc những người bệnh thoái hoá khớp sớm hồi phục với những bài tập trên.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị thoái hoá khớp

benh viem xuong khop là tên gọi chỉ rất nhiều loại bệnh khác nhau như viêm khớp, benh thoai hoa khop , loãng xương. Ước tính có gần 100 loại viêm xương khớp phân bố trong 2 nhóm chính: Viêm xương khớp do thoái hóa và viêm xương khớp do viêm. Đây là bệnh không nhiễm trùng phổ biến trên thế giới. Tỉ lệ mắc bệnh thoái hoá khớp có thể tới 30%. Nhóm người cao tuổi có tỉ lệ thoái hóa xương khớp từ 55% đến 70% tùy vào khu vực địa lý.


thoái hoá khớp



bệnh viêm xương khớp

Trong y học cổ truyền, những bệnh liên quan tới đau xương khớp được xếp vào nhóm bệnh phong thấp, thương thấp. Bệnh gây đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân, tâm lý người bệnh. Việc điều trị bệnh này bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, ăn uống hợp lý và ổn định tinh thần. Nhằm tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần thực hiện tốt một số kiêng kỵ cần làm khi mắc phải bệnh này.

1. Vận động hợp lý.

Theo y học cổ truyền, phong thấp là hậu quả của việc huyết không lưu thông tốt, các dịch bị ứ trệ. Huyết dịch được xếp vào nhóm âm. Nhóm âm ưa tĩnh, không ưa động. Do đó, khi viêm khớp, nếu hoạt động nhiều thì âm bị tác động mạnh, gây đau.

Việc vận động hợp lý để lưu thông khí huyết sẽ giúp bệnh phong thấp thuyên giảm. Đó là mối biện chứng qua lại giữa khí huyết, phong huyết, phong – thấp trong phong thấp.

Ở người béo phì, tỳ thổ mạnh do nó có lượng cơ nhục nhiều. Còn xương khớp thuộc thận thủy quản lý bị gánh nặng ở khối lượng cơ nhục lớn. Theo thuyết ngũ hành thì tỳ thổ khắc thận thủy, nên đối với người béo phì thì tỳ khối khắc chế thận thủy rất mạnh gây tổn hại xương khớp, thậm chí còi xương. Do vậy, cần phải ăn uống hợp lý, chăm tập thể dục để tránh béo phì.

2. Về thực phẩm ăn uống.

Việc áp dụng chế tiết dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý và nhất là kiêng kỵ trong ăn uống khi điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng.

Trong viêm xương khớp thì dịch ứ, huyết trệ hầu hết ở khớp gối gây viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc các bệnh về khớp. Do đó, những người bị bệnh khớp cần kiêng kỵ những thực phẩm sau:
 
chế độ dinh dưỡng



Hạn chế ăn những thực phẩm làm mất can xi: Thực phẩm giàu phốt pho như thịt, phủ tạng, muối, đường, rượu bia.

Hạn chế ăn những thực phẩm tạo một số chất gây kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau như sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, dầu như bơ, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu.

Tránh các thực phẩm có thể gây ra dị ứng tăng viêm như như ngô (bắp), bơ sữa, đồ nếp đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt, cua, tôm.

Hạn chế thực phẩm gây tăng lipit trong máu không tốt cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông, bánh kẹo.

Thực phẩm giàu a-xít oxalic như nam việt quất, mận, củ cải cũng không nên bổ sung.

Kiêng ăn thịt lợn (heo) nấu với gừng, vì ăn món này trong thời gian dài sẽ gây bệnh thấp khớp.

Kiêng ăn quá nhiều thức ăn mỗi bữa đối với người có tình trạng dinh dưỡng kém mà còn bị viêm đa khớp dạng thấp.

Với những người bị bệnh xương khớp ở thể hàn cần tránh thức ăn chế biến từ động vật ở sâu dưới bùn như cá chạch, lươn.

Đối với những người mắc bệnh viêm xương khớp ở thể nhiệt, người mắc bệnh gút cần tránh ăn uống những chất cay nóng như hồ tiêu, rượu, bia, cà phê, chất có quá nhiều đạm như thịt đỏ, Gan, thận, tim, trứng cá, cá trích, cá mòi, thịt bò, thịt gà lôi, chim bồ câu, ngỗng, sò. Đặc biệt, tránh phối hợp các thức ăn này trong cùng một bữa ăn.

Người mắc bệnh gút nên kiêng thêm ăn các loại đậu, cây họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm

Chúc những người mắc benh viem xuong khop có thêm niềm vui nhờ thực hiện tốt các điều nói trên

Tuesday, July 15, 2014

Ăn cá hồi tốt cho người bị bệnh viêm khớp

benh viem da khop dang thap hay còn gọi là thấp khớp là bệnh tự miễn, gây hủy hoại nhiều khớp một cách đối xứng khiến người bệnh đau đớn cùng cực khi vận động, đồng thời bệnh cũng gây ra hư hại ở nhiều cơ quan khác mà nguy hiểm nhất là ở tim mạch, gây thiếu máu và mệt mỏi toàn thân cho người bệnh. Khi mắc benh viem da khop dang thap p người bệnh bên cạnh dùng thuốc điều trị bệnh của bác sĩ ngoài ra nên chú ý đến những thực phẩm hàng ngày bởi nó có tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh.
Ăn cá hồi tốt cho người bị bệnh viêm khớp
Chế độ ăn cho người bệnh viêm đa khớp dạng thấp bao gồm các loại hoa quả có chứa hàm lượng phần trăm vitamin C cao như: cam, dâu tây, mâm xôi, đào, xoài…

Táo là loại quả rất quan trọng vì nó có khả năng chống lại các phản ứng viêm. Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng chống viêm như: tảo bẹ, nghệ, nấm và trà xanh.

Rau củ nên được xem như là thành phần chính trong chế độ ăn của người bệnh, một số loại như: cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu.

Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, cá có thịt trắng… rất giàu a-xít béo Omega 3 - chất quan trọng để hạn chế viêm.

Một nhóm thực phẩm không thể thiếu là ngũ cốc: gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen... Các lương thực này chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng cho người bệnh.

Thảo dược và các loại gia vị giúp chống lại những phản ứng có hại đối cơ thể như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây và cây đinh hương.

Các nguồn thức ăn giàu magiê cũng được khuyên nên ăn như: chuối, quả mơ, đậu, rau có lá.

Cá béo: Cá béo hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào giàu axít béo Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá trích, đậu nành, hạt lanh, dầu thực vật, dầu bí ngô đều tốt cho người viêm đa khớp dạng thấp . Sở dĩ mỡ Omega-3 tốt là do nó làm giảm quá trình sản xuất các loại hoá chất gây viêm nhiễm, xưng khuỷu khớp, ức chế các loại enzymnes làm tăng bệnh. Ngoài ra, cá béo còn chứa nhiều Vitamin D, làm giảm tấy đỏ và giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Dầu ôliu: giàu hợp chất Oleocanthal ngăn chặn các enzyme tham gia vào quá trình gây viêm nhiễm.

Ớt ngọt, quả chua và trái cây giàu Vitamin C: Vitamin C có tác dụng bảo vệ callagen, một thành phần chính của sụn, nếu thiếu thành phần này sụn sẽ yếu và rủi ro gia tăng bệnh rất cao. Tuy nhiên người bệnh nên chú ý trường hợp mắc bệnh viêm xương khớp thì không nên lạm dụng vitamin C liều cao.

Hành tỏi: kể cả hành ta, hành tây, tỏi, húng, mùi tây, cà rốt, rau diếp ..., đều tốt cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bởi giàu quercetin, chất chống ôxi hoá rất tiềm ẩn, có tác dụng ức chế các hoá chất gây viêm nhiễm, giống như tác dụng của thuốc aspirin và Ibuprofen. Ngoài hành tỏi, có thể ăn các loại thực phẩm khác như cải xoăn, cà chua, đào, táo... cũng rất giàu hàm lượng quercetin có lợi cho người mắc bệnh xương khớp . Mỗi ngày nên ăn khoảng nửa bát thực phẩm giàu quercetin sẽ mang lại lợi ích tích cực nhất.

Chè xanh: Theo rất nhiều nghiên cứu thì chè xanh giàu chất chống ôxi hoá có tác dụng giảm đau cho bệnh viêm xương khớp , đặc biệt là hợp chất có tên là epigallo catechin - 3 gallate có tác dụng hạn chế đau xương nên giúp cho người bệnh dễ chịu. Mỗi ngày nên uống 3-4 cốc nước chè xanh, nên hạn chế đồ uống giàu caffein. Chè xanh là sản phẩm có sẵn, rẻ tiền, giàu vitamin, dưỡng chất và nhiều lợi ích khác cho con người và cho người mắc benh viem da khop dang thap .

Bắp cải: với những người bị viêm khớp, nên ăn nhiều bắp cải. Loại rau này giống như một chất bôi trơn, làm linh hoạt chuyển động các khớp.

Cà chua: một thực phẩm khác là cà chua cũng rất tốt cho người bị thấp khớp nhờ hàm lượng lycopen và chất carotenoit chống ôxy hóa. Một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày thực sự rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn.
Nguồn sưu tầm

Đối phó hiệu quả với bệnh đau nhức xương khớp

Bất kì ai khi bước vào độ tuổi 45-50, không ít bạn lo lắng khi phải đối mặt với vấn đề về benh viem xuong khop .
Đối phó hiệu quả với bệnh đau nhức xương khớp
Mặc dù không còn nhiều những lo toan bộn bề về công việc và hàng loạt các kế hoạch theo đuổi, tuy nhiên, khi bước vào lứa tuổi này, con người lại phải đối mặt với nỗi lo lắng khác, đó là vấn đề ốm đau, bệnh tật, đặc biệt những bệnh như tim mạch, tiểu đường và phổ biến hơn cả là benh xuong khop trong bệnh thoái hóa khớp .Theo thống kê, ở Mỹ, 80% người trên 55 tuổi bị benh thoai hoa khop . Nhiều người bắt đầu bị benh thoai hoa khop từ lứa tuổi 40. Ở Việt Nam, số lượng người bị căn bệnh này cũng rất cao.

Trong thoai hoa khop , sụn khớp bị phá hủy gây tổn thương, sần sùi, khe khớp bị hẹp lại và thường kèm theo viêm các tổ chức quanh khớp. thoai hoa khop thường biểu hiện là đau và hạn chế vận động tại khớp thoái hóa. Đặc điểm của cơn đau thường là đau tại chỗ, ít lan.

Theo các nhà khoa học, nếu không chữa trị kịp thời, thoái hóa khớp có thể dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phát hiện sớm và đẩy lùi căn bệnh này là vô cùng cần thiết với người bệnh. Hiểu được lo lắng này, tập đoàn EARTH’S CREATION (Hoa Kỳ) đã chính thức giới thiệu sản phẩm HYALOB – một đột phá trong dự phòng và hỗ trợ điều trị đau, mỏi khớp, thoái hóa khớp. HYALOB phối hợp bốn thành phần gồm có: Glucosamine; Chondroitin; MSM (Methyl Sulfonyl Methane) và Hyaluronic axit.
Đối phó hiệu quả với bệnh đau nhức xương khớp

Trong đó:

* Glucosamine: Có nhiều ưu điểm hơn hẳn các thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID), nó giúp tăng cường tái tạo sụn khớp, bảo vệ sụn đồng thời giảm đau, ưu điểm lớn nhất là có rất ít tác dụng phụ, ột vài trường hợp dị ứng nhẹ đối với người có cơ địa quá mẫn cảm với glucosamine. Nó cũng đã được cơ quan dược phẩm châu Âu đưa vào danh mục các sản phẩm chữa trị bệnh khớp.

* Chondroitin: có tác dụng tăng tính đàn hồi của sụn, tăng cường nuôi dưỡng sụn đồng thời phục hồi và duy trì dịch ổ khớp.

* MSM: chống lại hiện tượng co cứng cơ, giúp khớp cử động dễ dàng hơn, đồng thời tăng cường máu đến nuôi dưỡng khớp.

* Hyaluronic axit (Dịch nhầy khớp): có vai trò làm tăng dịch nhầy của khớp giúp tăng nuôi dưỡng và bảo vệ sụn và giúp khớp hoạt động bình thường.

Người cao tuổi sẽ không còn lo lắng bị benh viem da khop dang thap , thoái hóa khớp khi sử dụng viên HYALOB

Nhờ công thức phối hợp hợp lý 4 thành phần trên, HYALOB rấthiệu quả trong các bệnh khớp có tổn thương sụn như: thoái hóa khớp , vôi hóa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… thấp khớp, viêm khớp, chấn thương khớp…

Hiệu quả giảm đau thường bắt đầu sau 10-15 ngày sử dụng. Khi đau nhiều, bệnh nhân nên kết hợp Hyalob với một thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID) ví dụ như Meloxicam, Piroxicam… trong một tuần đầu tiên, sau đó tiếp tục sử dụng Hyalob thêm 3-5 tuần nữa thì sẽ cho kết quả cao nhất. Trường hợp đau ít thì bệnh nhân nên sử dụng Hyalob đơn thuần để tránh tác dụng phụ của nhóm thuốc NSAID. Bệnh nhân nên sử dụng Hyalob trong ít nhất 4-8 tuần mỗi đợt, với liều thông thường là 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 đến 2 viên hoặc 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên, uống trong hoặc sau khi ăn, mỗi năm bốn đợt. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thường xuyên sản phẩm này hoặc theo chỉ dẫn của bác sỹ.

HYALOB được nhiều bác sỹ sử dụng cho bệnh nhân vì hiệu quả đã được chứng minh trên thực tế và khả năng giải quyết tận gốc những tổn thương của sụn khớp nhờ đó giải quyết được hầu hết triệu chứng cho bệnh nhân đồng thời không có tác dụng phụ trên đường tiêu hoá, không gây chảy máu dạ dày.

Nguồn : suckhoe.24h.com.vn

Ngăn ngừa thoái hoá khớp ở người trẻ tuổi

Trước đây, benh thoai hoa khop là căn bệnh ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, gần đây thoái hóa khớp thường thấy ở người trẻ, dưới 40 nhiều người cũng mắc bệnh thoái hóa khớp. Vậy phải làm sao để ngăn ngừa thoai hoa khop ?

 
benh thoai hoa khop
thoai hoa khop thường gặp ở những người làm việc căng thẳng. Ngoài ra còn một nguyên nhân trước đây ít gặp nhưng nay khá phổ biến là bệnh béo phì. Hiếm gặp hơn là các nguyên nhân về di truyền (gen) hay khiếm khuyết bẩm sinh về xương khớp.

Bí quyết ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp .

Duy trì cân nặng: Bạn càng béo sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân. Do vậy , bạn cần phải tích cực vận động. Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

Tư thế: Tư thế đúng sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp. Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

Lối sống lành mạnh, thoải mái: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và làm việc. Nên nhớ rằng các bộ phận trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể, gây ảnh hưởng đến khớp xương.


Chú ý biểu hiện của cơ thể: Khi có vấn đề cơ thể có những dấu hiệu khác thường. Trong đó đau là tín hiệu báo động chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau. Thay đổi tư thế thường xuyên : Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi sẽ làm ngừng gia tăng mức độ tổn thương. Còn sự vận động sẽ giúp nó phục hồi nhưng cần phải tăng dần cường độ. Nếu bạn quá gắng sức hay nóng nảy trong luyện tập để đốt giai đoạn, thì vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình. Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể. Khi ra khỏi nhà, bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương. Đồng thời, bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác giúp đỡ. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những tổn thương lớn hơn trên mặt sụn khớp.

Bệnh thoái hoá khớp bàn tay của người cao tuổi

benh thoai hoa khop bàn tay, ngón tay ở người cao tuổi tuy ko nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây nhiều cản trở trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày .

Càng lớn tuổi, thoai hoa khop bàn tay, ngón tay càng dễ phát triển. bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là một bệnh khớp gặp ở cả nam lẫn nữ nhưng nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn.

Nguyên nhân

Có nhiều lý do dẫn đến thoai hoa khop bàn tay, ngón tay, trong đó tuổi tác và giới tính cần lưu tâm nhất.

Bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ 2/3 các trường hợp thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay.
 
Tuổi đời càng càng cao, thoai hoa khop nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng càng gia tăng do hiện tượng lão hóa các chức năng của cơ thể đặc biệt đối với nữ giới do suy giảm lượng hoóc-môn sinh dục. Sự benh thoai hoa khop là do lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng giảm sút một cách đáng kể và từ từ làm cho tổ chức sụn khớp thiếu chất dinh dưỡng. Trong khi sự thiếu hụt ngày càng gia tăng, sưc chịu đựng của sụn khớp càng ngày càng giảm bởi các tác động hàng ngày, liên tiếp lên khớp. Những người phải làm việc nhiều với bàn tay của mình như phụ nữ làm công việc nội trợ (giặt giũ, lao động tay chân…), béo phì, gia tăng trọng lượng… càng dễ mắc thoai hoa khop nói chung và khớp bàn tay, ngón tay nói riêng. Sự thoái hóa khớp cũng hay gặp ở bàn tay, ngón tay nào vận động nhiều hơn. Người thuận tay phải thì khớp bàn tay phải va khớp các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa cũng sẽ dễ bị thoái hóa hơn các khớp bàn tay trái không thuận và khi bị thoái hóa thì các khớp bàn tay phải cũng có biểu hiện nặng hơn, thoái hóa, biến dạng khớp nhiều hơn. Trong các trường hợp viêm đa khớp dạng thấp, hiện tượng thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay cũng chiếm tỉ lệ cao hơn các khớp khác.

Ngoài ra, cũng nên đề cập đến hiện tượng thoái hóa khớp do sự thiếu hụt canxi. Tỉ lệ người thiếu hụt canxi chiếm đa số là người lớn, trong đó đáng chú ý nhất là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.

thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay cũng có thể gặp sau chấn thương, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hóa như bệnh đái tháo đường. Đối với người cao tuổi còn có một nguyên nhân nữa là ít vận động cơ thể hoặc lười vận động.

Triệu chứng.


Thường bệnh được biểu hiện sau khi nghỉ ngơi một thời gian dài như sau ngủ dậy hoặc sau khi ngủ buổi trưa. Có một số triệu chứng cần quan tâm là đau, cứng khớp.

Đau xảy ra khi vận động, gọi là đau kiểu cơ học và giảm đau khi các khớp được nghỉ ngơi (không cử động, không vận động). Đau chỉ biểu hiện ở mức nhẹ hoặc trung bình, thời gian kéo dài khoảng từ 15 - 30 phút, có khi lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của tổn thương khớp. Các khớp bị đau đôi khi còn bị sưng nhẹ.

Biểu hiện cứng khớp thường rõ ràng hơn nhiều. Cứng khớp xuất hiện lúc mới ngủ dậy buổi sáng sớm hoặc sau giấc ngủ buổi trưa, biểu hiện như khó cứ động hoặc cử động không mềm mại, uyển chuyển và dần dần bàn tay sẽ khó thực hiên các thao tác trong sinh hoạt hàng ngày như cầm nắm đồ vật không chắc (có khi cầm không chắc bị rơi đồ vật)… Các cơ ở bàn tay, ngón tay cũng sẽ bị teo nhỏ dần và các khớp bàn tay, ngón tay bị biến dạng.

Để chẩn đoán benh thoai hoa khop bàn tay, ngón tay thì ngoài các triệu chứng lâm sàng còn có thể chụp X-quang khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay. Kỹ thuật chụp X-quang tuy đơn giản nhưng giúp cho bác sĩ khám bệnh chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Trên các phim chụp bàn tay, ngón tay bị thoái hóa khớp có thể thấy hiện tượng mọc gai xương, hẹp các khe khớp, mất vôi, hình dải, khuyết xương, xói mòn hoặc biến dạng khớp…

Nếu có điều kiện cũng nên tiến hành một số xét nghiệm như máu lắng, CRP (C - Reactive Protein), xác định yếu tố dạng thấp RF (Rheumatoid Factor)… Những trường hợp nghi ngờ bị thoái hóa khớp nên được khám bệnh sớm để xác định và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng về xương khớp. Vì vậy, sau khi được chẩn đoán là thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay nên tuân thủ các quy định chữa trị của bác sĩ khám bệnh, nhất là các bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Phòng bệnh như thế nào?

Những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay (phụ nữ làm việc chân tay nhiều, những người nội trợ…) tránh lao động nặng, nhọc. Khi làm việc với đôi tay của mình, nên có thời gian nhất định để bàn tay được nghỉ ngơi không làm việc liên tục nhiều giờ liền. Trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong lao động nếu có máy móc thay thế cho bàn tay, nên tận dụng (ví dụ máy rửa bát đĩa, cối xay thịt…).

Sau mỗi buổi sáng ngủ dậy nên tập nhẹ nhàng các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay. Nếu có điều kiện nên ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý, ấm, mỗi ngày khoảng 2 lần (sáng và tối trước khi đi ngủ), mỗi lần khoảng 10 phút. Tránh hiện tượng tăng cân, ăn uống hợp lý, năng vận động cơ thể. Nếu mắc một số bệnh về chuyển hóa hoặc chấn thương bàn tay, ngón tay nên điều trị dứt điểm và theo chỉ định của bác sĩ.

Monday, July 14, 2014

Bí kíp giúp giảm đau khi viêm khớp

Bí kíp giúp giảm đau khi viêm khớp
Trước tiên, mọi người cần biết rằng có hơn 100 dạng viêm khớp nên cách điều trị và khắc phục có hiệu quả nhất phụ thuộc vào loại bệnh viêm đa khớp dạng thấp mà bạn mắc phải.

Đau là triệu chứng thường gặp trong các bệnh viêm xương khớp và cần nhanh chóng được giải quyết.

Cũng có những trường hơp bạn phải chịu đựng cảm giác đau nhức khớp nhưng lại không phải là do chứng viêm đa khớp gây nên mà đó có thể là do các chứng bệnh khác, ví như chứng giả viêm đa khớp dạng thấp .

Bí kíp giúp bạn có thể cải thiện tình trạng benh viem da khop dang thap :

Giảm cân

Hãy giảm cân nếu cân nặng của bạn vượt chuẩn. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp.

Xem thêm: bệnh thoái hóa khớp


Chế độ ăn uống liên quan chặt chẽ với loại bệnh viêm khớp, benh viem da khop dang thap nhưng vẫn có các tiêu chí chung sau:

  • Hạn chế đồ uống có cồn. Bạn cần tránh sử dụng những loại đồ uống như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác.
  • Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao: như cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối.
  • Cần tránh tất cả món ăn làm tăng mỡ trong máu như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông và ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế vì sẽ làm gia tăng tình trạng viêm tấy.
  • Nên ăn bổ sung thêm thực phẩm có chứa axit omega - 3 (có nhiều trong cá) để giảm chứng sưng khớp.
  • Tăng cường các loại trái cây như đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
Tập luyện

Tập luyện sẽ đem lại những ích lợi nhất định đối với người mắc chứng viêm khớp, thoai hoa khop. Sẽ là sai lầm, nếu bạn cho rằng, khi các cơn đau hoành hành thì càng ít hoạt động càng tốt bởi điều đó sẽ chỉ làm cảm giác đau đớn kéo dài thêm.

Việc luyện tập có thể diễn ra ở trên cạn hay dưới nước đều có tác dụng tốt. Khi luyện tập sẽ giúp kéo căng các cơ bắp xung quanh các khớp, giảm đau hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe bản thân. Ví như các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị ỳ, ít hoạt động. Hay bạn cũng có thể đi bơi vì đây sẽ là cơ hội tốt để các khớp được thả lỏng và tứ chi hoạt động.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ phía các nhà vật lý trị liệu để thực hiện các bài tập “chống lại” các cơn đau khớp.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: Các bài tập aerobic hay các bài tập có liên quan đến sức bền được thực hiện vào đúng lúc cơn đau xuất hiện, sẽ nhanh chóng giúp loại bỏ cảm giác đau đớn.

Vitamin D

Hàm lượng vitamin D trong máu ở mức thấp sẽ khiến cho khớp bị đau và có nguy cơ làm tăng viêm khớp mãn tính.
Vậy nên tăng cường vitamin D qua chế độ ăn uống và uống viên nén sẽ có tác dụng giảm đau lâu dài.

Glucozamin


Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng Glucozamin có khả năng làm giảm cảm giác đau khớp do chứng viêm khớp mãn tính gây ra.

Châm cứu


Châm cứu đặc biệt đem lại những hiệu quả đối với chứng viêm khớp mãn tính, hay những chứng bệnh viêm đau mãn tính khác. Chính vì thế, bạn có thể áp dụng liệu pháp trị bệnh này để cải thiện tình trạng.
(Theo Dân Trí)

Phòng tránh bệnh thoái hoá khớp trước khi quá muộn

Các cụ từ xưa có câu: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Đó luôn là 1 chân lý muôn đời! Khi mà tuổi thọ con người già đi thì chúng ta càng có nguy cơ đối mặt với thoái hóa khớp cao hơn


phong ngua benh thoai hoa khop

Vậy làm sao để phòng ngừa hay đúng hơn là làm chậm sự xuất hiện của bệnh, chúng ta phải làm sao ? Bỏ qua 1 bên yếu tố di truyền có tính chất “định mệnh” và thời gian “không ngăn cản được”, các yếu tố gây thoai hoa khop gối khác chúng ta có thể tác động được.

- Trước hết là hạn chế chấn thương, tai nạn. Nếu ko may bị gãy xương hoặc bong gân, nên chọn cho mình những người thầy thuốc chuyên khoa vững tay nghề để được chữa trị đúng mức, không nên dễ dãi điều trị ở các “lang vườn, bác sĩ không chuyên”.

- Phòng chống nhiễm trùng khớp, đặc biệt tránh lạm dụng việc chích corticosteroid vào khớp và kiểm soát các bệnh mạn tính nếu có. Cần phát hiện kịp thời các hệ tật bẩm sinh, hệ cơ – xương – khớp và điều chỉnh kịp thời. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao, bảo đảm chế độ làm việc và vệ sinh lao động để có một hệ cơ – xương – khớp “trẻ trung và vững chắc”, tránh mập phì , tránh các bệnh nghề nghiệp…

- Khi phát hiện bị thoái hóa khớp gối, điều quan trọng là không lo âu, hốt hoảng, bình tĩnh nhìn vào sự thật, chấp nhận “sống chung hòa bình” với bệnh nếu có triệu chứng. Còn nếu chỉ có thấy tổn thương X-quang mà không có triệu chứng thì chẳng có gì mà đáng lo lắng. Điều cốt lõi là tìm hiểu xem bệnh thoái hóa khớp có đi kèm bệnh lý nào khác ko để nhờ bác sĩ kiểm tra đến nơi đến chốn. Đồng thời phải xây dựng chế độ làm việc, sinh hoạt thích hợp , bảo vệ tối đa khớp bị bệnh, tập vật lý trị liệu đúng bài bản, sử dụng thuốc 1 cách cẩn thận và đúng mức theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vấn đề phẫu thuật được đưa ra khi cần thiết.

Suy cho cùng bản thân thoai hoa khop là một phần của đời người (và của cả động vật có hệ xương – khớp), bệnh chỉ gây phiền toái nhưng không gây tử vong. Âu cũng là chuyện đương nhiên khi qua một thời gian chịu đựng sức đè nén (tổng cộng có thể lên tới hàng triệu tấn) thì khớp bị hư mòn, thoái hoá. Thế nên cần phải thích nghi với bệnh để vẫn mãi yêu đời mà sống. Điều vần suy nghĩ là chăm sóc, bảo vệ các khớp đã có quá trình phục vụ, cống hiến và “tu sửa, bảo dưỡng” khớp khi cần.

Tư vấn về bệnh đau khớp gối

Hỏi : Tôi năm nay 27 tuổi, sau khi sinh con đầu lòng được khoảng 6 tháng 2 khớp gối của tôi đau kinh khủng, tôi không thể đứng quá lâu, ngồi lâu một chỗ. Nửa đêm đang ngủ, các khớp gối đau nhức khiến tôi hay phải tỉnh giữa đêm. Tôi không biết mình bị sao nữa? Có cách nào để giảm bớt triệu chứng đau khớp gối của tôi không? (Mai Linh – Hoàng Hóa, Thanh Hóa)

Tư vấn về bệnh đau khớp gối

Chào bạn!

Khớp gối là khớp dễ bị tổn thương nhất trong cơ thể và đau khớp gối là một trong những triệu chứng hay gặp nhất. Đau khớp gối có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh khớp khác nhau như chấn thương khớp gối, viêm khớp gối, benh thoai hoa khop gối, hoặc nguy hiểm hơn là các bệnh u ác tính, các bệnh mạch máu ….

Hầu hết ở độ tuổi như bạn, nếu chỉ là đau khớp gối đơn thuần không có điểm đau có định và không kèm theo tình trạng viêm khớp sưng nề, nóng đỏ vùng khớp gối thì bạn cần lưu ý thêm tới các nguyên nhân gây chấn thương khớp gối. Xem gần đây bạn có bị đau do chấn thương ngã, hay bước hụt chân, đi dép quá cao, tập thể dục quá mạnh … hoặc do khớp luôn ở một tư thế cố định quá lâu.

Trong trường hợp của bạn, bạn chỉ nêu các triệu chứng chung chung nên rất khó để chẩn đoán bệnh. Bạn cần tới thăm khám tại các trung tâm y tế hoặc gặp bác sỹ riêng để xác định rõ tính chất đau khớp.

Để giảm bớt triệu chứng benh thoai hoa khop gối mà bạn mô tả, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đau khớp gối, từ đó các bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho bạn.

Dưới đây là một số cách giúp giảm đau tạm thời cho khớp gối của bạn:

Chườm đá: Tuy là giải pháp tạm thời nhưng cách chườm đá có tác dụng như một chất gây mê làm dịu cơn đau. Bạn có thể sử dụng đá khối hoặc đá viên đặt trong túi nhựa để chườm. Bạn nên bọc khăn bông bên ngoài túi đá chườm để tránh tiếp xúc trực tiếp với da.

Tránh va chạm mạnh: Đương nhiên là với tình trạng khớp gối của bạn đang bị đau như vậy bạn nên lưu ý tránh các va chạm tới đầu gối khi tham gia một số hoạt động như chạy bộ và đi bộ đường dài ở khu vực đồi núi.

Chọn giầy phù hợp : Hãy kiểm tra lại độ cao của đôi giầy bạn đang mang, nếu là giầy cao gót, giầy làm từ vật liệu cứng và không chắc chắn, biết đâu đó là tác động gây đau hơn cho khớp gối của bạn.

Chú ý tư thế ngồi : Giả sử rằng công việc của bạn đang phải ngồi nhiều, bạn hãy chú ý đến tư thế ngồi của bạn. Nếu ghế quá thấp, bạn phải gập khớp gối liên tục gây khó chịu; nếu ghế quá cao, bạn phải tìm chỗ đỡ chân khiến khớp gối bị mỏi. Tiến sĩ Dilip Nadkarni, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình về khớp gối cho rằng chiếc ghế ngồi phù hợp với chiều cao của bạn giúp khớp gối tạo một góc uốn thoải mái, đứng lên hoặc ngồi xuống dễ dàng. Ngồi vắt chéo chân hoặc sử dụng đồ đạc thấp có thể dẫn đến các bệnh về khớp sau này.

Hạn chế ăn mặn: Bởi nếu bạn ăn quá nhiều muối có thể gây tích nước và phù; làm tăng áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau nhức.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi, hi vọng có thể giải đáp phần nào câu hỏi của bạn về thoai hoa khop gối.

Chúc bạn sức khỏe!
Nguồn từ trang: benh xuong khop

Chương trình tập luyện giảm đau thoái hoá khớp gối

thoai hoa khop gối và háng là nguyên nhân gây ra đau và hạn chế vận động ở người lớn tuổi. Thói quen tập thể thao không làm biến mất tình trạng thoái hóa nhưng có thể làm giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến việc tập thể thao là một phần tất yếu trong chương trình chữa trị thoái hóa khớp.

thoái hoá khớp


Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một chương trình luyện tập thành công bao gồm:

Chương trình tập đi bộ cơ bản ba tháng, sau đó là 15 tháng đi bộ tại nhà.

Chương trình đi bộ cơ bản gồm đi bộ trên đường, tập đi trong nhà ba lần mỗi tuần.

Sau đó là chương trình đi bộ ở nhà gồm ba lần mỗi tuần đi bộ trên con đường gần nhà. Mỗi khi tập cần mười phút làm nóng và làm nguội với 40 phút tập duy trì nhịp tim ở khoảng 50-70% nhịp tim tối đa.
 
Các bài tập có kháng lực tiến hành song song với bài tập hiếu khí nêu trên. 40 phút tập bài tập kháng lực gồm hai lần tập với mỗi lần khoảng 12 lần lặp lại động tác bao gồm chín động tác: duỗi cẳng, gập cẳng, bước lên bậc tam cấp, nhón gót, hai tay kéo tạ hay vật nặng, ngồi nâng vật nặng bằng hai tay từ sau ót lên, gập duỗi khuỷu với vật nặng và nghiêng xương chậu.

Trọng lượng vật nặng hay tạ được bắt đầu bằng số ký nhẹ nhất (khoảng 1kg) và tăng dần sao cho người tập có thể thực hiện hai đợt, mỗi đợt khoảng mười lần lặp lại động tác. Khi người tập đạt đến mức cảm thấy bình thường và có thể thực hiện 12 lần lặp lại động tác mỗi đợt tập trong vòng ba ngày liên tiếp thì có thể nâng trọng lượng tạ lên.