Monday, June 30, 2014

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc

Đĩa đệm bị thoát vị thường đè ép lên các rễ thần kinh xung quanh gây đau và phù nề. Độ nặng của triệu chứng giúp xác định loại thuốc cần dùng và có nhiều khả năng để lựa chọn. Nhưng cần phải lưu ý rằng thuốc không giúp chữa hết bệnh thoat vi dia dem mà nó chỉ làm giảm đau mà thôi.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc
Ảnh minh họa
Cũng như đối với tất cả các loại thuốc khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Bạn thường sẽ dùng những thuốc thông dụng trước rồi sau đó mới tiến tới dùng các thuốc được kê toa nếu cần thiết. Nếu bạn vẫn cần phải giảm đau, kỹ thuật tiêm tủy sống sẽ giúp đưa thuốc thẳng đến nơi xuất phát cơn đau.

Những thuốc thông dụng trong việc điều trị benh thoat vi dia dem
  • Acetaminophen: chẳng hạn như Panadol, Tylenol là những thuốc phòng vệ đứng hàng đầu. Tuy nhiên, nó không dành cho tất cả mọi người. Tuy acetaminophen giúp giảm đau tốt nhưng nó không làm giảm viêm.
  • NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) thông dụng: khác với Acetaminophen, NSAID giúp làm giảm đau và giảm viêm. Một số thuốc NSAID thường gặp là aspirin, ibuprofen (Advil) hoặc Aleve. Một số thuốc NSAID không sử dụng được đối với nhiều người bị bệnh tim mạch hoặc loét dạ dày.
Những thuốc được kê toa
  • NSAID được kê toa: đc sử dụng nếu các loại NSAID thông dụng ko có hiệu quả. Ví dụ như thuốc ức chế COX-2 (Celebrex).
  • Thuốc giãn cơ: benh thoat vi dia dem thường đi đôi với co thắt cơ cột sống. Trong những trường hợp này, có thể bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc dãn cơ, chẳng hạn như thuốc Valium.
  • Corticoid đường uống: có thể giảm phù nề hiệu quả. Những loại thuốc này được cho dùng trong 1 thời gian ngắn do nếu dùng dài sẽ có nhiều tác dụng phụ xuất hiện. Một số ví dụ của corticoid đường uống là Decadron và methylprednisone.
  • Thuốc gây nghiện: những thuốc gây nghiện có tác dụng giảm đau như codeine hoặc morphine có tác dụng là dịu bớt những cơn đau nặng. Cũng cần lưu ý rằng có nhiều bệnh nhân sẽ trở nên dung nạp thuốc và cần phải sử dụng liều cao hơn nữa mới cho tác dụng giảm đau. Những thuốc này có tác dụng gây nghiện do đó chỉ được sử dụng dưới sự giám sát chặt chẽ.
  • Thuốc chống trầm cảm: có tác dụng chặn tín hiệu đau đi lên não và tăng hiệu quả của endorphin (là chất giảm đau tự nhiên cơ bản của cơ thể). Một lợi ích khác của thuốc là giúp bạn ngủ ngon hơn.
Tiêm tủy sống

Tiêm corticoid ngoài màng cứng: corticoid có tác dụng kháng viêm làm giảm nhanh chóng những cơn đau do các dây thần kinh bị chèn ép. Do được tiêm gần các dây thần kinh tủy sống nên thuốc có thể làm giảm đau đáng kể chỉ với liều đầu tiên, nhưng cần phải mất vài ngày để có tác dụng. Thường không tiêm quá 3 lần trong 1 năm.

Cảnh báo

Các loại thuốc thường có các tác dụng phụ mà bạn nên quan tâm. Hãy trao đổi với bác sĩ về tất cả những loại thuốc - ngay cả đối với các loại thuốc thông dụng và ko cho các nguy cơ nhìn thấy được - trước khi sử dụng. Cũng cần nên nhớ rằng bạn không chỉ đơn thuần dựa vào thuốc giảm đau và tiêm tủy sống để có thể điều trị được thoat vi dia dem mà cần phải phối hợp với vật lý trị liệu và tập thể dục để cho kết quả tốt nhất.
(Theo Yhoc-net.com)

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Việc chữa thoat vi dia dem nếu không chữa trị kịp thời rất có khả năng gây tàn phế. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Đặc biệt với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại. Người ta cho rằng sau khi dùng laser đốt cháy một phần đĩa đệm, áp lực trong đĩa đệm giảm xuống làm cho khối thoát vị nhỏ lại, không còn chèn ép để gây đau nữa.

Tác dụng của laser với chua thoat vi dia dem
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser
Ảnh minh họa
Laser được dùng để chữa benh thoat vi dia dem lần đầu tiên vào năm 1987 hai bác sĩ Hoa Kỳ là Choy và Ascher thực hiện. Người ta cho rằng sau khi dùng laser đốt cháy một phần đĩa đệm, áp lực trong đĩa đệm giảm xuống làm cho khối thoát vị nhỏ lại, không còn chèn ép để gây đau nữa. Phương pháp này gọi là PLDD, (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Percutaneous Laser Disc Decompression, nghĩa là giảm áp lực của đĩa đệm bằng laser xuyên qua da).

Trong thập kỉ 90 của thế kỉ 20, PLDD phát triển rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước tiên tiến. Gần đây, do sự phát triển mạnh của các phương pháp nội soi, đặc biệt là phương pháp nội soi Yeung, sự ưa thích PLDD đã giảm xuống ở Hoa Kỳ và một số nước phát triển khác.

Nhiều công trình nghiên cứu của các bác sĩ nổi tiếng trên thế giới chứng minh rằng PLDD là phương pháp chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, việc quyết định người bệnh nào có thể được chữa bằng PLDD và đặc biệt là kỹ thuật làm PLDD quyết định khả năng thành công.

Phía sau của đĩa đệm có một dây chằng gọi là dây chằng dọc sau. Nếu đĩa đệm thoát vị còn chưa xé rách dây chằng dọc sau thì PLDD mới có hiệu quả, còn nếu dây chằng dọc sau của bạn đã bị rách thì tốt nhất tìm một cách chữa bệnh khác. Việc nhận biết khối thoát vị đã xé rách dây chằng dọc sau hay chưa không phải là dễ dàng. Việc này đòi hỏi phải có những bác sĩ vừa có kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, vừa có kinh nghiệm với PLDD.

Chữa benh thoat vi dia dem bằng PLDD đơn giản, ít đau đớn, không cần gây mê, người bệnh tiết kiệm được rất nhiều thời gian, đặc biệt là không phải nằm viện. So với mổ hở, biến chứng của PLDD ít gặp hơn rất nhiều và thường cũng không nặng nề.

Các biến chứng chung cho tất cả các loại thủ thuật như phản ứng với thuốc tê, chảy máu hoặc nhiễm trùng chỗ đâm kim rất hiếm gặp, tỷ lệ giống như ở các thủ thuật có tiêm chích khác. Đôi khi bệnh nhân đau tăng lên đột ngột trong lúc làm PLDD do khi đĩa đệm bị đốt cháy, khói chưa kịp thoát ra làm cho khối thoát vị to thêm gây chèn ép nhiều hơn. Nếu chọn lựa đúng bệnh nhân để làm PLDD và kỹ thuật thực hiện tốt thì tỷ lệ này chỉ khoảng 1 trên 1.000 trường hợp.

Các phương pháp LPDD và những hạn chế

Tuy nhiên, PLDD cũng có một số nhược điểm nhất định. Đây là một phương pháp kén chọn bệnh nhân và thật ra thì nhiều trường hợp được điều trị bằng PLDD cũng vẫn còn có thể chữa được bằng thuốc và vật lý trị liệu. Ở những trường hợp này, PLDD giúp rút ngắn thời gian điều trị, tăng khả năng chữa hết bệnh và đặc biệt là giảm số lượng thuốc đưa vào cơ thể bạn, tức là giúp bạn làm giảm đi các chất độc trong cơ thể mình.

Khả năng chữa hết bệnh của PLDD mặc dù cao hơn nhiều so với chữa bằng thuốc và vật lý trị liệu nhưng lại thấp hơn so với mổ hở hoặc nội soi. Nhiều người bệnh chọn PLDD thay cho việc uống thuốc và tập vật lý trị liệu dài ngày. Một số người bệnh nhờ PLDD mà tránh phải mổ hở. Ngoài ra một số người bệnh chọn PLDD mặc dù biết rằng đối với loại thoat vi dia dem mà họ có thì khả năng chữa hết bệnh bằng PLDD rất thấp nhưng họ vẫn hy vọng là nếu may mắn họ sẽ không phải mổ hở. Hơn nữa thì sau khi làm PLDD, việc mổ hở (nếu cần thiết) sẽ dễ dàng hơn và khả năng biến chứng sẽ ít hơn.

Trên bàn mổ người bệnh nằm nghiêng nếu làm PLDD ở lưng hoặc nằm ngửa nếu làm PLDD ở cổ. Sau khi sát trùng, bác sĩ sẽ xác định nơi chích kim trên máy chiếu X-quang. Sau khi gây tê xong, một cây kim sẽ được chích từ ngoài da vào đĩa đệm.

Một sợi dây bằng thủy tinh nối với máy phát laser được luồn qua kim tới đĩa đệm. Laser sẽ đốt cháy một phần đĩa đệm. Khi đốt, người bệnh sẽ có cảm giác nóng và tức nhẹ ở nơi đốt, gần cuối sẽ có cảm giác nóng chạy dọc theo tay hoặc chân. Toàn bộ thời gian làm PLDD khoảng 15 phút cho một đĩa đệm.

Sau khi xong, người bệnh nằm nghỉ khoảng 1-2 giờ và về nhà ngay trong ngày. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi làm PLDD, một số người bệnh bị đau do quá trình viêm gây ra, sau khi dùng thuốc sẽ hết. Thường thì sau một tuần người bệnh có thể đi làm lại được nhưng phải 3 tháng sau mới có thể đánh giá được chính xác kết quả của PLDD.

Nhiều người bệnh e ngại laser và tia X từ máy chiếu X-quang khi làm PLDD gây hại cho cơ thể. Nếu laser được sử dụng đúng cách và có bảo hiểm tốt cho đôi mắt thì được coi là vô hại. Còn tia X thì thật sự có hại, nhưng bạn hãy yên tâm, mặc dù được cái áo giáp che chở nhưng những người trực tiếp làm PLDD cho bạn sau một thời gian sẽ lãnh lượng tia X cao gấp nhiều lần mà bạn phải hấp thụ sau một lần nằm trên bàn mổ. Và nếu họ vẫn còn đủ khả năng làm PLDD cho bạn thì có nghĩa là lượng tia X mà bạn nhận chưa đủ để gây ra chuyện gì cả.

Đọc thêm bài viết về các bệnh xương khớp khác : " viem da khop " , " thoai hoa dot song lung ".
Theo ykhoa.net

Sunday, June 29, 2014

Bệnh viêm khớp ở trẻ con

Bệnh viem khop không chỉ xảy ra ở người lớn mà ngay cả ở trẻ con cũng bị. Vậy biểu hiện viêm khớp ở trẻ em như thế nào?
Khi bị viêm khớp mãn tính, trẻ thường sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường.
Viêm khớp mạn tính trong độ tuổi thiếu niên là một trong những bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi này. Bệnh có thể gây ra những tổn thương ở màng ngoài tim, các mạch máu trong và ngoài tim, viêm cơ tim.

5-15 tuổi dễ mắc bệnh

Đây là nhóm bệnh tự miễn dịch, nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi. Bệnh thường khởi phát sau khi nhiễm virut, Chlamydia mycoplasma, Streptococus, Salmonella, Shigella.

Khi bị viêm khớp mãn tính, trẻ thường sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường. Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở thân mình và các gốc chi, nhưng các mẩn đỏ này mất rất nhanh. Triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày, thường là trẻ bị sưng đau các khớp cổ tay, khớp gối và mắt cá chân. Ở trẻ lớn thường là thể viêm ít khớp, chủ yếu ở một vài khớp to như khớp gối, khuỷu tay, háng, nhưng cũng có thể gặp ở khớp thái dương hàm và khớp cổ. Nơi khớp sưng thấy phù nề, sờ ấm nhưng không đỏ và ít đau. Khi sụn khớp đã bị dính và xơ thì khớp trở nên cứng và hạn chế sự vận động kèm theo các cơ ở chi đó bị teo.
Các tổn thương khác cũng có thể gặp như trẻ bị nổi hạch, gan lách to, viêm đa màng như tràn dịch màng phổi,viêm màng tim hay viêm cầu thận.

Theo các chuyên gia tim mạch, trên 38% trẻ bị viêm khớp mạn tính có biểu hiện các bệnh về tim mạch như: viêm cơ tim, bệnh van tim... Đặc biệt là những bệnh nhân bị tổn thương khớp lan rộng, viêm đa khớp và rối loạn miễn dịch. Những bệnh nhân này tập trung chủ yếu ở hai nhóm tuổi chính là 5 - dưới 10 tuổi và nhóm 10 - 15 tuổi. Trong đó hơn 10,9% bị viêm cơ tim, 10,9% mắc bệnh van tim với tổn thương van hai lá chủ yếu, 9,1% rối loạn dẫn truyền.

Dinh dưỡng tốt, ngủ đủ

Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần phải được khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa xuong khop vì có thể trẻ bị thể bệnh nặng gây nguy hiểm. Mục đích của điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế đến mức tối đa những thương tổn gây phá hủy và biến dạng khớp. Điều trị bao gồm các biện pháp không dùng thuốc (vật lý trị liệu, duy trì sinh hoạt thường ngày), dùng thuốc và điều trị ngoại khoa.

Vật lý trị liệu nhằm duy trì đến mức tối đa tầm vận động của khớp, tránh cứng khớp, dính khớp. Có thể dùng các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng, tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp... Tuy nhiên trong thời gian đau nhiều có thể tạm thời bất động khớp nhưng cần lựa chọn tư thế sao cho giữ được biên độ vận động lớn nhất.

Cố gắng duy trì các sinh hoạt thường ngày như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, học tập ở trường lớp bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên trong những đợt tiến triển nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt có giấc ngủ đầy đủ.
Theo (afamily.vn)

5 kinh nghiệm giúp bạn có khớp xương khỏe mạnh

5 kinh nghiệm giúp bạn có khớp xương khỏe mạnh
Đối với những người bị các bệnh liên quan benh ve xuong khop thì khi bước vào thời tiết lạnh sẽ hay bị đau nhức. Nếu họ không chủ động tìm kiếm những cách thức để tăng cường khớp xương, họ có thể sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe.
Các vấn đề đó bao gồm viêm khớp, đau khớp, loãng xương và giảm phạm vi chuyển động. Bạn có thể nghĩ rằng, bạn đang còn trẻ và không phải lo lắng về những điều này, và khớp xương có vấn đề là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, trong thực tế, khớp xương của bạn sẽ khỏe mạnh và dẻo dai hơn nếu bạn chăm sóc tích cực và lành mạnh hơn. Sau đây là một số cách giúp bạn có khớp xương khỏe mạnh.

1. Năng vận động

Nếu bạn muốn khớp xương khỏe mạnh, dẻo dai và ít bị đau mỏi, bạn cần phải năng vận động và kéo căng các khớp xương ở nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể xoay khớp cổ tay, cổ chân, mắt cá chân, vai...để tránh những tai nạn gây đau đớn. Bạn có thể tập luyện mắt cá chân của mình bằng cách đứng trên những ngón chân trên sàn. Đây là một bài tập nhằm củng cố mắt cá chân của bạn.

Một trong những cách tốt nhất để có khớp xương khỏe mạnh là có chế độ tập luyện hỗ trợ cơ bắp của bạn (ví dụ như nâng tạ). Rèn luyện cơ bắp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khớp xương được rèn luyện một cách dẻo dai. Bạn cũng nên nhớ rằng, chỉ nên tập những bài tập xây dựng mật độ xương trước năm 30 tuổi với hình thức thích hợp.

2. Cung cấp đầy đủ magie và canxi


Chúng ta đều biết rằng canxi rất cần thiết để xây dựng và duy trì xướng, và magie cũng rất quan trọng. Magie và vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi, vì vậy, nếu bạn cung cấp đủ magie và vitamin D cho cơ thể, bạn không có đủ canxi. Magie được tìm thấy trong các loại hạt, rau lá xanh, các loại thịt. Magie đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa, sản xuất năng lượng, sự co, giãn cơ và phân chia tế bào.

Ngoài ra, magie là một chất dinh dưỡng quan trọng trong hoạt động của tim, thận, tuyến thượng thận và toàn bộ tế bào thần kinh.

3. Bơi lội

Bợt là một hoạt động tuyệt vời cho tim mạch của bạn. Bơi là một hoạt động phức tạp và khó khăn nhưng nó khiến cho tất cả các khớp xương của bạn trở nên năng động và dẻo dai. Các động tác dưới nước có thể tạo thành một lớp đệm cho khớp xương của bạn, giúp bạn không bị đau khi vận động và trở nên dẻo dai hơn.

Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý bơi ở bể bơi trong nhà với nước ấm, tránh bơi trong nước lạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Đi xe đạp

Đi xe đạp là một hoạt động tuyệt vời giúp tăng nhịp tim của bạn, đốt cháy một lượng lớn calo và khớp xương của bạn. Khi đạp xe, các chất lỏng trong cơ thể sẽ chuyển động giúp bôi trơn các khớp xương và làm cho các khớp đầu gối của bạn trở nên dẻo dai, khỏe mạnh.

4. Yoga và tập thể dục nhịp điệu

Kéo căng và tăng tính dẻo dài rất cần thiết để có một dáng đi uyển chuyển, duyên dáng và tránh xa chấn thương. Yoga và tập thể dục nhịp điệu là hai hoạt động tập luyện nhằm tăng cường cơ bắp và tính dẻo dai của bạn. Chuyển động một cách nhẹ nhàng sẽ ít ảnh hưởng đến khớp xương của bạn, và tiêu tốn nhiều năng lượng ở các khớp xương hơn. Đây cũng là cách để chúng ta rèn luyện để có thể tập luyện ở mức độ cao hơn, dẻo dai hơn.

5. Tập đứng thăng bằng

Bạn nên tìm hiểu và tập luyện cách đứng thăng bằng trên đầu ngón chân. Thật khó để tạo ra sự thăng bằng giữa mắt cá chân với khớp xương ở đầu gối của bạn đúng không? Đứng thăng bằng trên đầu ngón chân có tác dụng khiến bạn có thể leo lên cầu thang một cách dễ dàng và tránh được chấn thương với các bài tập chạy bộ. Thăng bằng trên đầu ngón chân cũng giúp bạn có cơ bắp mạnh mẽ. Chỉ cần nghĩ rằng, nếu thằng bằng tốt, bạn sẽ khó bị ngã hơn. Thằng bằng nhất định sẽ giúp ích, khi bạn già đi hoặc trong những trường hợp bạn bị mất thăng bằng.

(Theo afamily.vn)

Friday, June 27, 2014

Phương pháp luyện tập chữa thoái hóa khớp gối và háng

Phương pháp luyện tập chữa thoái hóa khớp gối và háng
Ảnh minh họa
Bệnh thoai hoa khop gối và háng là nguyên nhân gây ra đau và hạn chế vận động ở người lớn tuổi. Thói quen tập thể thao không làm biến mất tình trạng thoái hóa nhưng có thể làm giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ đã nhấn mạnh đến việc tập thể thao là một phần quan trọng trong chương trình điều trị thoai hoa khop .

Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một chương trình luyện tập thành công bao gồm:
  • Chương trình tập học đi bộ cơ bản ba tháng, sau đó là 15 tháng đi bộ tại nhà.
  • Chương trình đi bộ cơ bản gồm đi bộ trên đường tập đi trong nhà ba lần mỗi tuần.
  • Sau đó là chương trình đi bộ ở nhà gồm ba lần mỗi tuần đi bộ trên con đường gần nhà. Mỗi lần tập cần mười phút làm nóng và làm nguội với 40 phút tập duy trì nhịp tim ở khoảng 50-70% nhịp tim tối đa.

Các bài tập có kháng lực tiến hành song song với bài tập hiếu khí nêu trên. 40 phút tập bài tập kháng lực gồm hai lần tập với mỗi lần khoảng 12 lần lặp lại động tác bao gồm chín động tác: duỗi cẳng, gập cẳng, bước lên bậc tam cấp, nhón gót, hai tay kéo tạ hay vật nặng, ngồi nâng vật nặng bằng hai tay từ sau ót lên, gập duỗi khuỷu với vật nặng và nghiêng xương chậu.

Trọng lượng vật nặng hay tạ được bắt đầu bằng số ký nhẹ nhất (khoảng 1kg) và tăng dần sao cho người tập có thể thực hiện hai đợt, mỗi đợt khoảng mười lần lặp lại động tác. Khi người tập đạt đến mức cảm thấy bình thường và có thể thực hiện 12 lần lặp lại động tác mỗi đợt tập trong vòng ba ngày liên tiếp thì có thể nâng trọng lượng tạ lên.

Các bạn có thể đọc thêm bài viết : benh thoat vi dia dem , benh viem da khop dang thap

Theo Tuoi tre - BS. Tăng Hà Nam Anh

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống bằng xà đơn

Hiện nay bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ( nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ) là một trong những bệnh về xương khớp thường gặp, nếu không được chẩn đoán sớm, chữa trị kịp thời và đúng phương pháp, có thể gây tàn phế suốt đời ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh.

Hiện đã có nhiều phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tôi xin chia sẻ thêm phương pháp điều trị: Kéo giãn cột sống thắt lưng tự nhiên theo phương thẳng đứng bằng trọng lượng thân thể.
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống bằng xà đơn
Ảnh minh họa
Thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí thường nhật trong vòng sợi , chèn lấn vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình ( triệu chứng đau và chèn lấn thần kinh trên lâm sàng ).
Đĩa đệm có thể thoát vị ra trước hoặc vào phần xốp của thân đốt sống , nhưng phần lớn là thoát vị ra sau vào ống sống , trong đó thể sau - bên là phổ thông nhất.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh phổ thông nhất trong nhóm bệnh thoát vị đĩa đệm , do nhân nhầy chèn vào đám rối thần kinh thắt lưng - cùng gây ra hội chứng thắt lưng hông gây đau và rối loạn cảm giác chân bị đơn chèn lấn thoát vị đĩa đệm sau - bên hoặc cả hai chân thoát vị đĩa đệm sau - giữa.

Triệu chứng và nguyên do gây bệnh
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thể hiện bởi hai hội chứng. Thứ nhất là hội chứng cột sống , với dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là đau cột sống thắt lưng. Khởi đầu đau cấp tính đột ngột , sau thời gian ấy giảm dần và hay tái phát trở nên mạn tính. Đau lan dần xuống các khu vực của các rễ thần kinh bị chèn lấn chi phối. Có thể kèm theo rối loạn cảm giác ( dị cảm ) như nóng rát , tê bì , kiến bò. Đau có thể tăng lên khi ho , hắt hơi , thay đổi tư thế. . .

Hội chứng thứ hai là hội chứng rễ thần kinh , với các thể hiện đau lan dọc theo rễ thần kinh chi phối bị chèn ép; rối loạn cảm giác lan dọc theo các dải cảm giác mà rễ thần kinh chi phối bị chèn ép; teo cơ do rễ thần kinh chi phối bị chèn lấn , có thể teo từng nhóm cơ hoặc cả chân…

Nguyên do bệnh phổ thông nhất là sai tư thế trong lao động , tập luyện như: Mang vật nặng , cúi xuống nhấc vật nặng lên; do lực tác động mạnh vào cột sống ( chấn thương , bị gậy thúc vào lưng , cây hoặc cột điện đổ đè vào lưng… ); ngồi sai tư thế hoặc tập thể dục không đúng cách. Ngoại giả còn đến từ nguyên do nội tại như do thoái hóa tự nhiên hoặc do bệnh lý cột sống như gai đôi đốt sống, thoái hóa đốt sống , gù vẹo cột sống…

Giải pháp chữa trị qua kinh nghiệm bản thân
Năm 2010 , tự nhiên tôi bị đau thắt lưng , đau bên phải nhiều hơn , đau lan xuống mặt sau đùi phải và mặt trước ngoài ống chân phải. Buổi chiều đi làm về , tôi phải nằm lưng xuống dưới từ 30-60 phút mới đỡ đau. Sau khoảng 2 tháng thấy xuất hiện cảm giác nóng rát mặt trước trong ống chân phải.

Tôi đã đi khám ở bệnh viện Quân y 354 và bệnh viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả chụp cộng hưởng từ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ( L5-S1 ) sau - bên phải. Tôi đã chữa trị ngoại trú tại bệnh viện Quân y 345 một tháng bằng phương pháp thủy châm ( với thuốc ) , thuốc y khoa cựu truyền và kéo giãn cột sống ( tư thế nằm ). Bệnh có đỡ , nhưng chỉ một thời kì sau bệnh tái phát. Tôi lại chữa trị ngoại trú một tháng tại bệnh viện Châm cứu Trung ương bằng phương pháp thủy châm , xoa bóp và kéo giãn cột sống , bệnh ổn định được một thời kì , sau thời gian ấy lại tái phát.

Năm 2011 , tôi thảo luận tình hình tật bệnh của mình và thực hành lời khuyên của PGS. TS Đặng Kim Thanh , Phó Trưởng khoa y khoa cổ truyền , đại học Y Hà Nội và tiến hành chữa trị bằng phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng tự nhiên theo phương thẳng đứng bằng trọng lượng thân thể. Tôi làm một xà đơn tại nhà và vận động anh em làm thêm ba xà đơn tại cơ quan. Tôi tranh thủ treo xà mỗi khi có thể cả ở nhà và ở cơ quan. Kết quả giảm đau khá nhanh , cảm giác nóng rát cũng giảm đi rõ rệt , bệnh ổn định ( thỉnh thoảng đau nhẹ khi ngồi họp lâu hoặc ngồi ôtô đi công tác đường dài ). Qua kinh nghiệm tự chữa trị bệnh của bản thân , tôi xin chia sẻ phương pháp này cùng bạn đọc.

Phương pháp xà đơn:
Treo người trên xà đơn để kéo giãn cột sống thắt lưng tự nhiên theo phương thẳng đứng bằng trọng lượng thân thể. Trong khi treo , có thể hơi gập , ưỡn và xoay nhẹ hai chân ( để tăng sự vững bền của dây chằng sau co giãn , xơ hóa dây chằng ).

Ưu điểm của phương pháp này là tự nhiên , ít tốn kém và rất hiệu quả. Nhược điểm của phương pháp này là có thể ngã ( do bất cẩn hoặc ở người có hội chứng tiền đình ) hoặc đau một nhóm cơ nào đó ( do không khởi động kỹ trước khi treo xà )… Để khắc phục nhược điểm trên , nên làm xà đơn thấp ( kiễng chân là bám được xà , sau thời gian ấy co bàn chân thẳng góc với ống chân sẽ không dạm ngõ sàn ) , không nên làm xà đơn quá cao phải nhảy lên mới bám được xà ( đề phòng ngã do thay đổi áp huyết và rối loạn tiền đình ) và khi nhảy xuống lại tăng áp lực cho cột sống. Mặt khác nên phát động kỹ tất cả thân thể nhất là hai tay và hai khớp vai trước khi treo xà.

Phương pháp xà kép: 
Treo người trên xà kép cũng nhằm kéo giãn cột sống thắt lưng tự nhiên theo phương thẳng đứng bằng trọng lượng thân thể. Ưu điểm của xà kép so với xà đơn là thời kì treo người lâu hơn và ít xảy ra ngã hoặc đau cơ. Nhược điểm của xà kép là lực kéo ít hơn ( từ ngực trở xuống ) so với xà đơn ( trọng lượng tất cả thân thể ).
(Sưu tầm)

Glucosamin - giúp điều trị hiệu quả bệnh xương khớp

Glucosamin - giúp điều trị hiệu quả bệnh xương khớpBà ngoại mình cũng ngoài 80 rồi, người già thường hay bị các bệnh về khớp. Qua một số người quen mình đã thử mua Glucosamin cho bà và thấy khá tốt. Mình xin giới thiệu tới các bạn sản phẩm Glucosamin để giúp điều trị hiệu quả bệnh xương khớp.
Glucosamin là gì?
Glucosamin là một amino – mono - saccharid có nguồn gốc nội sinh, là một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong...


Nguồn gốc của Glucosamin.

Glucosamin là một amino – mono - saccharid có nguồn gốc nội sinh, là một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Glucosamin đuợc tổng hợp bởi cơ thể nhưng khả năng đó giảm đi theo tuổi tác. Glucosamin trên thị truờng có nguồn gốc từ vỏ tôm cua, động vật biển và có 3 dạng glucosamin dùng trong điều trị là glucosamin sulfat, glucosamin hydrochorid và N-Acetylglucosamin, trong đó dạng muối sulfat đuợc cho là có hiệu quả nhất. Duợc điển Mỹ 32 có chuyên luận glucosamin sulfat natri clorid [1].

Chondroitin sulfat là hợp chất hữu cơ thuộc nhóm mucopolysaccharid hay còn gọi là nhóm proteoglycan, đuợc cấu tạo bởi chuỗi dài gồm nhiều đơn vị kết hợp đuờng và protein. Trong cơ thể, chondroitin sunfat là thành phần tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành các động mạch. Để dùng làm thuốc, chondroitin sulfat đuợc lấy từ sụn súc vật là lợn, bò, sụn cá mập (shark cartilage).

Tính hiệu quả trong điều trị viêm xương khớp của Glucosamin

Glucosamin và các muối của nó đuợc dùng khá rộng rãi như là các sản phẩm đuợc cấp phép hoặc chất hỗ trợ sức khoẻ (health supplements) trong các bệnh viêm xương khớp. Trên thị truờng có nhiều chế phẩm kết hợp glucosamin với các thành phần khác như chondroitin, các vitamin, khoáng chất và các dược liệu.

Việc glucosamin và các chế phẩm kết hợp của nó được sử dụng khá rộng rãi là do trước đây đã có những nghiên cứu cho rằng sử dụng glucosamin an toàn và có hiệu quả làm giảm đau và cải thiện chức năng trong bệnh viêm khớp xương mãn tính. Tuy vậy, qua các phân tích gộp (phân tích meta) về các nghiên cứu có đối chứng placebo (giả duợc) ngẫu nhiên đã kết luận: sở dĩ có nhận định về tác dụng của glucosamin như trên là do có thiếu sót về phương pháp thiết kế nghiên cứu và đôi khi là sự thiên vị trong công bố kết quả đã dẫn đến sự thổi phồng về những lợi ích tiềm năng của glucosamin [3], [4].

Từ trước đến nay có nhiều nghiên cứu đưa ra những kết luận trái chiều nhau về tính hiệu quả trong điều trị viêm xương khớp của glucosamin. Năm 2007, các nhà khoa học của Đại học Y khoa Boston (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu để tìm lý do khiến cho kết quả của các nghiên cứu về glucosamin lại khác biệt nhau như vậy [5]. Và họ nhận ra rằng phần lớn các nghiên cứu đưa ra kết quả tích cực về glucosamin được tài trợ bởi các nhà sản xuất các chế phẩm glucosamin, trong khi đa số các nghiên cứu được các nhà khoa học trung lập tiến hành thì đều không tìm thấy hiệu quả chữa bệnh của hoạt chất này.

Một loạt các nghiên cứu mới đây, trong đó có nghiên cứu GAIT (The Glucosamine/chondroitin Arthritis Intervention Trial (GAIT)) (2006) [6] thực hiện trên 1583 bệnh nhân có tuổi trung bình 59 với 64% là phụ nữ, đuợc cho là nghiên cứu có thiết kế tốt, đã đưa ra kết luận là glucosamin và chondroitin sulfat dùng một mình hay kết hợp không có hiệu quả giảm đau trong bệnh viêm khớp gối tốt hơn đáng kể so với giả dược. Kết quả nghiên cứu của Sawitzke và cộng sự (2008) đánh giá hiệu quả của glucosamin và chondroitin sulfat trên tình trạng mất dần bề rộng khoang khớp (JSW) trên 572 bệnh nhân bị viêm khớp gối đã đi đến kết luận: không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về sự giảm JSW trung bình đã ghi nhận được ở bất kỳ nhóm điều trị nào so với nhóm giả dược sau 24 tháng dùng thuốc [7]. Một nghiên cứu khác của Rozendaal và cộng sự (2008) thực hiện trên 222 bệnh nhân viêm khớp háng đã không nhận thấy ích lợi của việc dùng glucosamin trong 2 năm so với giả dược [8]. Các phân tích gộp (phân tích meta) và tổng quan hệ thống gần đây về các nghiên cứu có đối chứng khi dùng chondroitin sulfat đối với viêm khớp gối hoặc khớp háng đã kết luận là chondroitin chỉ đem lại lợi ích rất nhỏ hoặc không đem lại lợi ích gì so với nhóm dùng đối chứng giả duợc [9], [10] .

Từ đó có thể thấy các nghiên cứu được thiết kế tương đối bài bản nhất đã đưa ra kết quả không thừa nhận tác dụng của glucosamin và chondroitin sulfat (dùng một mình hay kết hợp cả hai) trên các bệnh nhân viêm xương khớp.

Do các kết quả nghiên cứu về hiệu quả của glucosamin trong điều trị các bệnh viêm xương khớp chưa có đủ bằng chứng thuyết phục nên các chế phẩm glucosamin lưu hành tại Mỹ và Australia chỉ với tư cách là “thực phẩm chức năng” (dietary supplementation). Ngay cả khi chỉ là thực phẩm chức năng với nhiều nới lỏng trong quản lý mức độ hiệu quả và chất lượng của chế phẩm, năm 2004, công ty Dược phẩm Rotta (Rottapharm) đề nghị FDA cho phép chính thức công bố thông tin “Bổ sung chế độ ăn hàng ngày với glucosamin sulfat kết tinh làm giảm nguy cơ thoái hoá trong viêm khớp, cũng như đau trong viêm khớp và suy giảm chức năng – Daily dietary supplementation with crystalline glucosamine sulfate reduces the risk of osteoarthritis, joint structure deterioration and related joint pain and limitation of function” đã không được Hội đồng các chuyên gia của FDA chấp nhận do chưa có đủ bằng chứng khoa học ủng hộ cho công bố đó. FDA đề nghị công ty thay đổi ngôn ngữ công bố là “Bổ sung chế độ ăn với glucosamin sulfat kết tinh làm giảm nguy cơ viêm xương khớp – Dietary supplementation of crystalline glucosamine sulfate reduces the risk of osteoarthritis” [12]. Ngoài ra, trong Dược thư Anh (British National Formulary 59) chỉ có duy nhất một áp dụng điều trị được đề cập là “giảm triệu chứng của viêm khớp gối mức độ nhẹ và trung bình”

Qua đó ta có thể thấy glucosamin không thể thay thế được các thuốc điều trị bệnh viêm xương khớp. Hơn nữa, việc sử dụng glucosamin không phải lúc nào cũng đem lại kết quả khả quan và tác dụng điều trị của glucosamin trong bệnh lý viêm xương khớp vẫn còn đang là một vấn đề được tiếp tục tranh cãi.

Một số chú ý khi sử dụng glucosamin

Tính đa dạng của chế phẩm của glucosamin: glucosamin trên thị truờng có 3 dạng chính: glucosamin sulfat, glucosamin hydrochorid và N-acetylglucosamin. Trong đó chỉ có dạng muối sulfat được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu và được cho là mang lại tác dụng tích cực. Điều này chưa chắc đã đúng với 2 dạng còn lại của glucosamin nên cán bộ y tế và nguời tiêu dùng phải chú ý đến thông tin này trên nhãn của sản phẩm.

Hàm lượng: trên thị trường có nhiều loại glucosamin với hàm luợng rất khác nhau. Trong hầu hết các nghiên cứu, người ta sử dụng tổng liều 1200 – 1500 mg glucosamin thường chia 3 lần/ngày. Ngoài ra, nếu kết hợp với chondroitin thì liều được khuyên dùng là 1200mg chia 3 lần/ngày. Nếu sau từ 2 đến 3 tháng không thấy cải thiện tình trạng bệnh thì bệnh nhân nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ (Dược thư Anh – BNF 59).

Nguồn gốc: những chế phẩm glucosamin đang lưu hành trên thị trường có nhiều nguồn gốc khác nhau, do đó chất lượng của chúng cũng khác nhau. Ở Mỹ, glucosamin chỉ đuợc coi là thực phẩm chức năng nên ít bị kiểm duyệt chặt chẽ về mặt chất luợng. Ngoài ra, ít có các nghiên cứu về tác dụng và hiệu quả cũng như chất luợng của sản phẩm được tiến hành với các chế phẩm glucosamin có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Malayxia - vốn đang có mặt rộng rãi trên thị trường Việt Nam.

Kết luận

Những tác dụng điều trị của glucosamin trên bệnh nhân viêm xương khớp chưa có được những bằng chứng thực sự rõ ràng và vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Khi sử dụng glucosamin cần phải chú ý đến các thông tin về dạng bào chế của glucosamin, về hàm luợng và nguồn gốc của sản phẩm. Việc dùng glucosamin đủ liều và đủ thời gian cũng rất quan trọng để có thể đem lại những biến chuyển tốt. Khi sử dụng các chế phẩm có chứa glucosamin, nguời kê đơn cũng như bệnh nhân nên cân nhắc tất cả các yếu tố, nhất là giữa lợi ích kinh tế và hiệu quả chữa bệnh chưa rõ ràng của glucosamin hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

  • Martindale (2009): The Complete Drug Reference, Electronic version.
  • Dietary Supplements (via Medicines Complete)
  • McAlindon TE,al (2000).and chondroitin for treatment of osteoarthritis: a systematic quality assessment and meta-analysis.;:–75.
  • Richy F,al (2003).and symptomatic efficacy of glucosamine and chondroitin in knee osteoarthritis: a comprehensive meta-analysis.Intern Med;:–22.
  • Vlad SC,al (2007).for pain in osteoarthritis: Why do trial results differ? Arthritis Rheum; 56(7): 2267-2277
  • Clegg DO,al (2006)., chondroitin sulfate, and the two in combination for painful knee osteoarthritis.Engl J Med;:–808.
  • AD,et al (2008).effect of glucosamine and/or chondroitin sulfate on the progression of knee osteoarthritis: a report from the glucosamine/chondroitin arthritis intervention trial.Rheum; 58(10):3183-91.
  • Rozendaal RM,al (2008).of glucosamine sulfate on hip osteoarthritis: a randomized trial.Intern Med;:268–77.
  • Reichenbach S,al (2007).-analysis: chondroitin for osteoarthritis of the knee or hip.Intern Med;:–90.
  • Towheed TE,al (2005).therapy for treating osteoarthritis. Available in The Cochrane Database of Systematic Reviews; Issue 2. Chichester: John Wiley; (accessed 14/11/09).
  • Kayne SB, Wadeson K, MacAdam A (2000). Glucosamine – an effective treatment for osteoarthritis? A meta-analysis.Pharm J;: 759–763.
  • Food and Drug Administration,Advisory Committee and Dietary Supplements Subcommittee (2004),Letter Regarding the Relationship Between the Consumption of Glucosamine and/or Chondroitin Sulfate and a Reduced Risk of: Osteoarthritis; Osteoarthritis-related Joint Pain, Joint Tenderness, and Joint Swelling; Joint Degeneration; and Cartilage Deterioration (Docket No. 2004P-0059).
  • British National Formulary 59 (2009), glucosamine monograph (accessed via MedicinesComplete)
Ngoài ra các bạn có thể đọc thêm thông tin khác về các bệnh "thoai hoa khop" , "viem da khop dang thap", ....
(Theo www.canhgiacduoc.org.vn - Trung tâm DI & ADR Quốc gia)

Wednesday, June 25, 2014

Bài thuốc Nam chữa viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả

Minh xin chia sẻ với các bạn bài thuốc Nam chữa viem da khop dang thap hiệu quả dưới đây. 

Thành phần: 
Bồ kết 1 phần, muối ăn 2 phần, giã nát, sao nóng, dùng vải xanh gói lại chườm chỗ đau, khi lạnh lại thay, sẽ hết đau ngay.
Bài thuốc Nam chữa viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả
Bài thuốc Nam chữa viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả
Một số bài thuốc đơn giản trong dân gian:
  • Dây đau xương sao vàng, hạ thổ, sắc uống mỗi ngày 15-20 g. Cây thuốc này có thể thu hái hoặc mua tại các hàng thuốc Nam.
  • Đẳng sâm, sắc uống mỗi ngày 15-20 g. Vị này có thể mua tại các hàng thuốc Bắc.
Danh y Tuệ Tĩnh trong tác phẩm Nam dược thần hiệu cũng giới thiệu một số bài thuốc sau:
  • Ý dĩ nhân, nấu cháo ăn lâu dài.
  • Giấm tốt lâu năm một bát, hành củ 3 lạng giã nát, nấu lẫn cho sôi rồi gói vào vải, chườm nóng chỗ đau.
  • Hạt cải tán bột, hòa với lòng trắng trứng gà mà bôi, ngoài lấy lụa bọc lại, ngày thay một lần.
  • Lá ngải cứu, hành cả rễ, gừng bỏ vỏ. Cả 3 thứ lượng đều nhau, giã nát, tẩm rượu xào nóng đắp chỗ đau, lấy lá thầu dầu đắp ngoài mà buộc lại, ngày thay 5-6 lần đến lành thì thôi.
  • Quả ké đầu ngựa 2 lạng, giã nát, mỗi lần dùng 2-3 đồng cân (8-12 g) sắc uống khi hơi đói. Kỵ ăn thịt lợn.
  • Kim ngân hoa cả lá, trộn với rượu, xào nóng, đắp vào chỗ đau.
BS Quách Tuấn Vinh
(Sức Khỏe & Đời Sống)

4 điều cần biết về chứng bệnh thoát vị đĩa đệm

Theo bác sĩ Nguyễn Thế Thử, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Tâm Hồng Phước, chứng bệnh thoat vi dia dem là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường gây nên hội chứng đau thắt hông, lưng.

Ở Việt Nam hiện có tới 30% dân số bị chứng đau lưng, hông, đau cổ do thoát vị đĩa đệm gây ra; 17% người trên 60 tuổi bị thoát vị đĩa đệm.
1. Triệu chứng
  • Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau thắt lưng, hông, cổ với các triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ - gáy lan ra hai vai và xuống các cánh tay, bàn tay… khiến người bệnh rất khó chịu. Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng điển hình của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, có khi cơn đau dữ dội ít ngày rồi hết, có khi đau âm ỉ nhưng kéo dài. Đau tăng khi ho, hắt hơi, vận động vùng lưng hông.
4 điều cần biết về chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Bơm thuốc cản quang trong phương pháp chụp ct để phát hiện các mạch máu bị tắc nghẽn.
  • Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau vùng gáy, vai. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở cả tay, cổ tay, bàn tay. Các hiện tượng đau, nhức, tê tăng lên hay giảm xuống theo cử động cổ tay...
  • Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, bệnh nhân thường cảm giác đau tăng khi nằm nghiêng, ho và đi vệ sinh. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Ðau, tê, mất cảm giác từng vùng ở mông, chân, bàn chân, trường hợp nặng có thể bị liệt. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị hạn chế cử động cột sống khi ưỡn của thắt lưng, khó cúi gập người… Bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về một bên để giảm đau. 
2. Nguyên nhân gây bệnh
  • Do tư thế sai: Là nguyên nhân phổ biến trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi nâng nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách; thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi cong lưng gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hóa khớp, trật khớp…
  • Do thoái hóa tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi trung niên có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm do thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy giảm theo tuổi tác. Ở tuổi này, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, gây rách hoặc rạn nứt.
  • Ngoài 2 nguyên nhân chủ yếu trên còn một số nguyên nhân khác, như do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống, tổn thương đĩa đệm di truyền.
3. Ảnh hưởng
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống, như: cúi, ngửa, nghiêng, xoay. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân khó nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân... Lâu dần sẽ dẫn đến teo cơ tay, chân bên tổn thương, mất cảm giác. Một số người bị tàn phế suốt đời.
4. Điều trị và cách phòng tránh
  • Để điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý đến chế độ vận động. Nếu bị cấp tính, có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng), châm cứu hoặc dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần và vitamin nhóm B liều cao. Nếu chứng thoát vị đĩa đệm mạn tính thì cần phẫu thuật can thiệp. Hiện y học tiến bộ, biện pháp phẫu thuật tự động qua da là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mới, hiệu quả, an toàn và không để lại biến chứng.
4 điều cần biết về chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Chuẩn bị cho một ca mổ thoát vị đĩa đệm tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất.
  • Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, cần thực hiện tư thế hợp lý trong lao động, vận động và sinh hoạt, đặc biệt chú ý trong tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng. Khi bê vác vật nặng nên ngồi thẳng lưng bê vật nặng rồi mới từ từ đứng lên, tránh thói quen đứng cúi xuống nhấc vật nặng lên; không nên bẻ người đột ngột kêu răng rắc, tập thể dục và đứng, ngồi, nằm cũng cần đúng tư thế… để tránh các tác động xấu đến cột sống, gây ra tình trạng đĩa đệm bị thoát khỏi vị trí.
Đọc thêm : thoai hoa khop

(Theo baodongnai.com.vn)

Giảm đau thoái hóa khớp vai bằng cách chườm ngải cứu

Cùng chúng tôi tìm hiểu về thoái hóa khớp vai. 
Hoạt động thể lực mạnh.
Chứng thoái hóa khớp vai hay gặp ở người hoạt động thể lực mạnh và có tư thế, động tác gây sai cơ như người hay đánh tenis, đẩy kéo các vật nặng, công nhân, nông dân lao động nặng với các nghề quai búa, cuốc đất, quét dọn... Người bệnh lúc đầu thấy triệu chứng mỏi khắp vùng vai dần đến đau các khớp vai, lan tỏa thẳng lên vai, cổ hoặc chạy xuống khuỷu tay gây đau dữ dội, không vận động được, hạn chế nhiều trong lao động và sinh hoạt.
Đối tượng thứ hai cũng hay gặp chứng thoái hóa khớp vai là những người thường xuyên nằm ngủ sai tư thế, khi đè nén lên khớp vai, lâu dần các dây thần kinh bị chèn ép, tắc mạch máu và dẫn đến đau, nhức...
Ảnh minh họa
Chườm nóng - biện pháp cơ bản
Khi có dấu hiệu khớp vai bị tổn thương, bạn bị đau, nhức không vận động được thì điều đầu tiên người bệnh nên làm là chườm nóng. Nếu bạn có đèn hồng ngoại hoặc máy massage hồng ngoại thì chỉ cần day chúng lên vùng vai bị đau nhức nhiều ngày sẽ cho kết quả.

Nếu không có đèn thì có thể sử dụng bằng cách chườm của Đông y như sau: Ngải cứu thái nhỏ trộn với giấm ăn, không cho muối, xào nóng nhẹ rồi cho vào miếng vải bọc đắp lên chỗ đau. Sau đó bạn dùng tay hoặc túi chườm nóng bằng điện, hay chiếc bàn là đã được làm nóng (rút điện ra) đặt lên bọc ngải cứu đó day nhiều lần sẽ giảm đau nhanh.
Vận động - phương pháp bền vững
Để phòng và điều trị lâu dài tình trạng thoái hóa khớp vai thì người bệnh nên hằng ngày tập các bài dưới đây:
  • Bài 1 - xoay khớp vai: Dồn lực vào quanh vai xoay trước, sau khoảng 30 lần.
  • Bài 2 - vận động đổi chiều: Đưa 2 tay về trước ngực, rồi đưa khuỷu tay ra phía lưng, lại đưa về ngực. Làm như vậy 30 lần.
  • Bài 3 - kéo đẩy: Đặt một tay vào bàn hoặc ghế, những vật nặng để tạo sức kép đẩy, rồi dùng lực như kéo, đẩy một vật gì nặng, làm 30 lần và đổi tay.
  • Bài 4 - rung lắc: Tay vịn vào thành ghế, lắc vai theo chiều trước ra sau, sau ra trước, trên xuống dưới và dưới lên trên. Động tác này làm 30 lần.
  • Bài 5 - thư giãn: Trong lúc ngồi nghỉ ngơi thì cho 2 tay đan chéo nhau đặt lên đầu để máu ở vùng tay về tim dễ dàng, giúp lưu thông khí huyết, khỏi chứng tê tay, nhức tay.
Tổn thương khớp khuỷu tay
Trong các chi trên, ngoài khớp vai ra thì khớp khuỷu tay cũng hay gặp tổn thương mà khó chữa. Nguyên nhân chủ yếu sai tư thế hoăc sang chấn, vô tình đập khuỷu tay vào tường hoặc vật cứng dẫn đến đau vùng khuỷu tay, khó vận động. Lúc đầu, nếu va chạm, sang chấn gây chấn thương, phù nề thì tuyệt đối không được chườm nóng mà nên chườm lạnh, sau khi hết sưng, vẫn còn đau thì áp dụng các biện pháp chườm nóng như trên và tập một số động tác sau:
  • Bài 1: Gấp tay vào, duỗi ra, vận động khớp khuỷu tay theo các chiều trước, sau, trên, dưới.
  • Bài 2: Vận động kéo đẩy, rung lắc như trên.
Để phòng tránh thoai hoa khop vai, khớp khuỷu tay. Mọi người cần tránh lao động nặng, mang vác và ngồi, đứng sai tư thế, nên bổ sung cái loại sụn tự nhiên đặc chế từ con nghêu (hến), kết hợp với vitamin B như B1, B6, B12 và D3 thì rất có hiệu dụng.
Theo TS Nguyễn Văn Chương (nguyên Chủ nhiệm Khoa Nội - Nhi, Y học cổ truyền, Bệnh viện Bắc Thăng Long)
>> Đọc thêm : benh viem da khop dang thap

(Theo news.go.vn)